Gói hỗ trợ tài chính sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế | |
Chiến lược nào cho phát triển kinh tế Việt Nam những tháng cuối năm?áchthứclớnchotăngtrưởngkinhtếnhữngthángcuốinăxếp hạng vô địch tây ban nha | |
Ba kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2021 | |
Hai kịch bản cho kinh tế Việt Nam 6 tháng cuối năm |
Phục hồi kinh tế phải gắn với cải cách, tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp, cải cách đầu tư. Ảnh: TTXVN |
Xử lý “điểm nghẽn” trong đầu tư công
7 tháng đầu năm 2021, tổng số vốn ngân sách Nhà nước các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đã phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các dự án đủ điều kiện giải ngân là 398.616,466 tỷ đồng, đạt 86,4% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó vốn trong nước đạt 86,05% kế hoạch, vốn nước ngoài đạt 89,27% kế hoạch. Số vốn các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết cho các dự án còn lại là 62.683,534 tỷ đồng, bằng 13,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao. Dự kiến giải ngân vốn đầu tư công đến ngày 31/7/2021 là 169.335,05 tỷ đồng, đạt 36,71% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm so với cùng kỳ năm 2020 (40,67%), trong đó vốn trong nước đạt 40,38%, vốn nước ngoài đạt 7,52%. Tuy nhiên, nếu không tính những khoản vốn chưa được phân bổ, giao kế hoạch và giải ngân theo quy định của Luật Đầu tư công và Nghị quyết số 129/2020/QH14 của Quốc hội về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021 nêu trên thì tỷ lệ giải ngân đạt 42,48%, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, 10 bộ và 32 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên mức trung bình của cả nước (36,71%); 7 bộ, cơ quan Trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn và 2 bộ, cơ quan Trung ương đã giải ngân nhưng tỷ lệ giải ngân dưới 1%. (Trích báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư gửi Thường trực Ủy ban Tài chính,Ngân sách của Quốc hội về tình hình giải ngân vốn đầu tư công) |
Mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 6% tới 6,5% của năm 2021 đang gặp rất nhiều trở ngại khi đợt dịch Covid-19 thứ tư xuất hiện từ cuối tháng 4 vẫn đang diễn biến phức tạp, tác động tiêu cực đến các ngành, lĩnh vực, địa bàn quan trọng, có đóng góp lớn đối với phát triển kinh tế.
Trong công bố mới đây, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ dự báo GDP Việt Nam xuống còn 5,8% từ mức 6,7% đưa ra vào tháng 4. Nguyên nhân tới từ việc triển khai tiêm chủng chưa như kỳ vọng và áp dụng các biện pháp giãn cách kéo dài ở các khu vực tăng trưởng lớn nhất nước, gây ảnh hưởng đến lưu thông thương mại, hạn chế các hoạt động kinh tế. Cũng điều chỉnh mức dự báo, Ngân hàng Standard Chartered cũng đưa ra mức dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam sẽ đạt 6,5%, giảm nhẹ so với mức dự báo 6,7% được đưa ra trước đó.
Đánh giá về tình hình kinh tế 7 tháng đầu năm, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tình hình và số liệu tháng 7 cho thấy khó khăn, thách thức là không nhỏ. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, đầu tư, doanh nghiệp, xuất khẩu, lưu thông hàng hóa, tiêu dùng... ở các địa bàn có dịch đều gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng, địa phương đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả chung của toàn nền kinh tế.
Để có cơ sở cho điều hành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đã xây dựng hai kịch bản thực hiện mục tiêu tăng trưởng đã được Quốc hội và Chính phủ giao. Theo đó, kịch bản 1, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6%, quý 3 cần đạt mức tăng trưởng là 6,2%; quý 4 tăng 6,5%; kịch bản 2, để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, quý 3 phải đạt mức tăng trưởng là 7% và quý 4 tăng 7,5%.
Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng đưa ra hai nhóm giải pháp về y tế và kinh tế. Trong đó, để tạo nền tảng cho tăng trưởng, nhóm giải pháp về y tế sẽ tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh triển khai tiêm vắc xin, đây là giải pháp căn cơ khống chế dịch bệnh. Về kinh tế thì chú trọng xây dựng kịch bản, lộ trình và điều kiện để mở cửa trở lại nền kinh tế, vừa giúp Chính phủ chủ động trong điều hành, vừa giúp người dân, doanh nghiệp chủ động phương án, sẵn sàng đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh. Kịch bản mở cửa cần đề ra các dấu mốc quan trọng như: mở cửa trở lại hoạt động hàng không, du lịch quốc tế, giảm thời gian cách ly đối với người đã tiêm vắc xin. Mức độ mở cửa trở lại nền kinh tế sẽ tương ứng với tình hình kiểm soát dịch bệnh và tỷ lệ tiêm chủng vắc xin...
Chuyên gia kinh tế Hoàng Văn Cường cho rằng, động lực tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào tốc độ triển khai các giải pháp hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp; mở rộng hoạt động thương mại, tận dụng cơ hội từ FTA, chuyển đổi số, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. Đây chính là động lực cả trước mắt và dài hạn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và cũng là các biện pháp mà Việt Nam đã quyết liệt thực hiện kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020.
“Trong bối cảnh nền kinh tế còn chịu nhiều tác động bởi dịch bệnh, thúc đẩy giải ngân nhanh nguồn vốn đầu tư công có ý nghĩa quan trọng hỗ trợ cho tăng trưởng, tạo tác động lan tỏa đối với nhiều lĩnh vực khác. Tuy nhiên, hơn nửa năm trôi qua, tình hình giải ngân vốn đầu tư công của nhiều bộ, ngành và địa phương vẫn diễn ra khá chậm. Cần quyết tâm tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục để đẩy mạnh nguồn vốn quan trọng này”, chuyên gia kinh tế Hoàng Văn Cường nhấn mạnh.
Phục hồi kinh tế phải gắn với cải cách
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Giảng viên cấp cao Học Viện Tài chính: Đầu tư công là một trong những vấn đề lớn mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ mong muốn đẩy mạnh để tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế. Mặc dù đã có Luật Đầu tư và Luật Đầu tư công nhưng đầu tư công vẫn còn nhược điểm. Ví dụ như tình trạng đầu tư dàn trải ở nhiều địa phương, ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Điều này thể hiện rất rõ ở việc hàng năm có hàng chục nghìn dự án đầu tư ở tất cả các địa bàn trên cả nước. Nhưng mỗi năm số lượng dự án hay công trình hoàn thành được đưa vào sử dụng lại quá nhỏ so với số lượng vốn đầu tư đã bỏ ra. Để giải quyết được những bất cập này, cần khống chế số lượng dự án đầu tư, khi đưa ra dự án nào thì dự án đó phải thực sự cần thiết và có tác động lâu dài, rót vốn đến đâu thì hoàn thành dứt điểm dự án đến đó. Chúng ta phải thắt chặt kỷ luật xây dựng dự án đầu tư, phải thuyết minh và lập được dự án sơ bộ. Trong dự án sơ bộ phải được kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt. Các cơ quan quản lý nhà nước phải kiểm tra giám sát và cân đối nguồn lực của nền kinh tế với nhu cầu và khả năng của hoạt động đầu tư một cách tốt nhất. X.T (thực hiện) |
Phân tích về những triển vọng tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, Chính phủ đang đi đúng hướng trong xác định và triển khai chiến lược vắc xin, các chính sách kinh tế trọng tâm
Theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Việt Nam vẫn gắn chặt với xu hướng của thế giới, trong đó, nền kinh tế toàn cầu sẽ đối mặt với 3 trắc trở lớn.
Thứ nhất, tình hình khan hiếm nguồn cung tiếp tục gia tăng, cạnh tranh đầu vào vẫn diễn ra mạnh mẽ, đẩy giá cả hàng hoá leo thang.
Thứ hai, một số quốc gia tạm dừng chính sách nới lỏng tiền tệ trong bối cảnh lạm phát vọt lên mức đỉnh trong nhiều năm trở lại đây. Nhiều quốc gia đang theo dõi sát sao diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI).
Thứ ba, năng lực logistics không còn đảm bảo như trước đại dịch Covid-19, chi phí thuê container rỗng tăng chóng mặt trong suốt thời gian qua.
“Những điều trên ‘ngấm’ vào kinh tế Việt Nam làm tăng trưởng đối mặt nhiều thách thức. Vì vậy, chiến thuật của Việt Nam ở thời điểm này không chỉ là vượt qua những thách thức từ đại dịch Covid-19 mà còn phải bắt nhịp với đà phục hồi của thế giới. Nếu không nhanh chân, tăng trưởng của Việt Nam sẽ chậm hơn so với các nước trong khu vực và không nắm bắt được cơ hội từ sự phục hồi nhanh chóng của các đối tác lớn”, ông Võ Trí Thành lưu ý.
Cũng theo chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, nền kinh tế vẫn đối mặt với những rủi ro như diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 với sự xuất hiện của biến thể mới, áp lực lạm phát và sự tăng giá của các mặt hàng nguyên nhiên liệu đầu vào… Do đó, phục hồi kinh tế phải gắn với cải cách, tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách doanh nghiệp, cải cách đầu tư…
Theo bà Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng CIEM, trong bối cảnh theo đuổi “mục tiêu kép” cũng như định hình cách tiếp cận đối với một số vấn đề cải cách chính sách kinh tế, thời gian tới, Việt Nam cần tập trung vào 3 giải pháp quan trọng. Thứ nhất, bảo đảm có sự song hành giữa chính sách kinh tế vĩ mô và cải cách kinh tế vi mô, hướng tới phục hồi xanh và phục hồi bền vững. Thứ hai, thúc đẩy phục hồi kinh doanh và nâng cao năng lực nội tại, mức độ tự chủ của nền kinh tế gắn với thực hiện hiệu quả tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Thứ ba, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển khoa học công nghệ hướng tới kinh tế số; trang bị kỹ năng mới để cải thiện năng suất..