Phim điện ảnhĐào,ĐộitrưởngđộitựvệĐàophởvàpianokểhậutrườngkhiếncảđoànphimkhókết quả trận wales Phở và Piano (kịch bản và đạo diễn - Phi Tiến Sơn) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh đặt hàng Công ty cổ phần Phim truyện I sản xuất. Phim có sự tham gia diễn xuất của NSND Trung Hiếu, NSƯT Trần Lực, NSƯT Nguyệt Hằng, Anh Tuấn, Doãn Quốc Đam, Thuỳ Linh, Xuân Hồng, ca sĩ Tuấn Hưng...
Thông qua những chuyện xảy ra trên chiến lũy của một khu phố cổ ở Hà Nội vào mùa đông năm 1946, phim khắc họa những khoảnh khắc dữ dội và hào hùng nhất trong cuộc chiến 60 ngày đêm của quân và dân Thủ đô. Phim không chỉ ca ngợi tinh thần quả cảm, lòng yêu nước mà còn đi sâu tìm hiểu, lý giải cốt cách phẩm chất người Hà Nội.
Diễn viên Xuân Hồng bày tỏ bất ngờ vì sự quan tâm của khán giả dành cho Đào, Phở và Piano.Anh vui vì cũng có một chút đóng góp cho những sáng tạo của ê-kíp. Nhiều ngày nay, bạn bè, người quen nhắn tin hỏi anh cách mua vé xem phim.
"Thật ra ngay từ ban đầu, anh em trong đoàn phim biết Đào, Phở và Pianolà phim Nhà nước đặt hàng. Thường thì những bộ phim này chỉ chiếu vào dịp kỷ niệm quan trọng, các kỳ liên hoan phim hoặc chiếu miễn phí phục vụ nhiệm vụ chính trị, không được nhiều người biết đến. Chính vì thế, khi bộ phim ra rạp bất ngờ được khán giả ủng hộ nhiệt tình, đó là niềm vui của cả ê-kíp cũng như cá nhân tôi", diễn viên bày tỏ.
Xuân Hồng kể, đạo diễn Phi Tiến Sơn mời anh đóng vai Đội trưởng đội tự vệ kèm hai yêu cầu: bỏ kính và nuôi râu. Đó là 2 việc mà anh chưa từng thử từ lúc theo đuổi nghiệp diễn.
"Tôi cận 8-9 độ, khi bỏ kính ra thì diễn xuất, vận động sẽ bị thiếu tự nhiên. Nhưng về đọc kịch bản tôi rất thích. Được làm việc với đạo diễn kỳ cựu như chú Phi Tiến Sơn là may mắn nên tôi nhận lời và quyết định nuôi râu, đeo kính áp tròng để vào vai", nghệ sĩ kể.
Nam diễn viên cho biết nhớ nhất là cảnh mình ngồi trên toa tàu, cất những kỷ vật, đồ lưu niệm của đồng đội đã hy sinh sau khi đánh bom cảm tử. Thêm nữa, phân đoạn tưởng niệm các chiến sĩ cảm tử quân đã hy sinh khiến không chỉ riêng anh mà cả đoàn phim đều xúc động.
"Đạo diễn dặn các diễn viên phải dậy sớm, ăn sáng, ổn định phục trang, hóa trang để vào quay. Chúng tôi đọc lại kịch bản, tập thử 2 lần thì đạo diễn thấy được sự tập trung của dàn diễn viên nên cho quay luôn. Buổi sáng sớm hôm ấy, trời vẫn còn sương và thời tiết se lạnh. Gần như tất cả mọi người đều xúc động. Chúng tôi như được sống lại thời điểm Hà Nội những ngày khói lửa, cảm nhận được sự hy sinh, mất mát của các anh hùng liệt sỹ. Rất nhiều người khóc, tôi cũng thế. Cảnh quay đó rất thiêng liêng và xúc động", Xuân Hồng kể.
Làm phim đề tài chiến tranh nên không thể thiếu súng đạn và khói lửa. Nam diễn viên cho biết, trường quay được đầu tư rất lớn nhưng có những cảnh vẫn phải rất "thủ công".
"Trường quay phim Đào, Phở và Pianocó thể nói là trường quay lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam với phim về đề tài lịch sử. Bối cảnh phim có thể quay được góc máy 360 độ, trước kia chúng tôi phải cắt góc máy liên tục. Với trường quay như vậy, nghệ sĩ diễn liền mạch cảm xúc hơn. Tuy nhiên, sợ nhất là những cảnh có khói bởi để làm ra những cảnh khói mù mịt đó, bộ phận kỹ thuật phải đốt cao su. Khói cao su rất độc, bám đen vào hốc mũi mấy ngày không sạch. Biết vậy nhưng máy tạo khói không thể có hiệu ứng chân thực được nên anh em đều cố gắng để quay một đúp là xong”, Xuân Hồng chia sẻ.
Hậu trường một cảnh trong 'Đào, Phở và Piano':