Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11 chiều 7/12, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, con số tăng trưởng tín dụng 15% là định hướng trong điều hành.
"Với tốc độ tăng trưởng tín dụng như hiện nay cùng với việc cuối năm bao giờ cũng là thời điểm giải ngân tích cực, tôi tin tưởng rằng chúng ta có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%", Phó Thống đốc nói.
Năm 2024, ngay đầu năm nền kinh tế gặp một số khó khăn nhưng nhìn chung đến nay và còn gần một tháng nữa hết năm, câu chuyện tín dụng được giải quyết tích cực. Tăng trưởng tín dụng hoà đồng với tăng trưởng chung của cả nền kinh tế, tín dụng gắn chặt với việc hỗ trợ doanh nghiệp cũng như đảm bảo việc kiểm soát lạm phát cả năm 2024.
"Với mức tăng trưởng tín dụng như hiện nay, chúng ta có thể đảm bảo hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của cả nền kinh tế đã đặt ra từ đầu năm", Phó Thống đốc nhấn mạnh. Tính đến hôm nay (7/12), tăng trưởng tín dụng đạt 12,5% - cùng kỳ năm ngoái đạt 9%.
Lý giải việc tăng trưởng tín dụng năm nay tăng nhanh hơn năm trước, ông Tú cho biết, có thể thấy nền kinh tế Việt Nam đã và đang có nhiều thuận lợi, đạt được nhiều thành tựu trên tất cả lĩnh vực: Xuất khẩu tăng trưởng cao, các doanh nghiệp nhìn chung đã khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường đầu tư chung có thuận lợi.
Thêm vào đó là điều hành tích cực đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và đặc biệt là Chính phủ, Thủ tướng từ kinh tế ngành đến kinh tế vĩ mô, chính sách tài khoá, tiền tệ có sự hài hoà giúp cho doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, vay vốn, tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Vai trò có tính chất quyết định trong việc tăng trưởng tín dụng này là do biện pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước. Ngay từ đầu năm, chúng ta đặt ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15% và điều hành quyết liệt mặc dù cơn bão số 3 gây ảnh hưởng. Nếu như không có cơn bão số 3 gây ảnh hưởng thì tăng trưởng tín dụng năm nay có thể còn cao hơn.
Ngân hàng Nhà nước điều hành chủ động, các ngân hàng thương mại hoàn toàn chủ động trong việc xác định hạn mức theo nhu cầu vốn của nền kinh tế và khả năng của ngân hàng mình. Ngân hàng nào hết hạn mức được giao từ đầu năm cũng chủ động trong việc tăng thêm hạn mức mà không chờ Ngân hàng Nhà nước thông báo như những năm trước đây.
Nguồn lực, nguồn vốn huy động năm nay cũng đảm bảo hài hoà, lãi suất đầu ra giảm tích cực. Tính đến thời điểm hiện nay so với đầu năm lãi suất cho vay bình quân đã giảm 0,96% - đây cũng là lý do giúp doanh nghiệp hạ chi phí đầu vào, tích cực đầu tư.
Ngân hàng Nhà nước cũng tháo gỡ nhiều khó khăn trong thủ tục, quy định và đặc biệt là có cơ chế giãn hoãn nợ sau cơn bão số 3.
Có thể thấy, những chính sách này trong năm 2024 thực sự phát huy hiệu quả và các doanh nghiệp cũng đón nhận những chính sách này tích cực, góp phần tháo gỡ cho sản xuất, tiêu dùng. Tín dụng cho bất động sản, chứng khoán mặc dù vẫn kiểm soát chặt rủi ro nhưng tạo điều kiện cho 2 lĩnh vực này khởi sắc hơn.
- Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối
- Cắt tóc lưu động
- Cần đảm bảo kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS
- Mở bán vé du lịch không gian với giá 211.000 USD
- Soi kèo góc Panetolikos vs Olympiacos, 22h59 ngày 6/1
- Đường sắt nhẹ (LRT)
- Tỷ phú nhờ... bùn
- Nợ bảo hiểm xã hội: Người lao động khốn đốn
- Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- Tuần lễ Thời trang London nói 'Không' với da động vật hoang dã
- Nhận định, soi kèo Pharco vs El Tersana, 19h30 ngày 3/1: Khó cho cửa trên
- Nga chạm cột mốc buồn vì Covid
- Doanh nghiệp không chuyển mình với xu hướng số có thể tụt hậu, phá sản
- Meta siết chặt quy định quảng cáo tại Australia nhằm ngăn chặn lừa đảo
- Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- Houthi tấn công Tel Aviv bằng tên lửa siêu thanh
- Ra mắt Hội đồng hương thành phố Chí Linh tại Nga
- Tổng thống Joe Biden chỉ trích gay gắt 80 triệu người Mỹ
- Quốc lộ 4C sạt lở, công an và người dân tất bật xúc đất thông đường
- Đối tượng, hình thức được hưởng ưu đãi đầu tư
随便看看