您现在的位置是:Nhận Định Bóng Đá >>正文

【vdqg mêxico】Chị… “cu li”

Nhận Định Bóng Đá28266人已围观

简介Khiêng gạch, trộn hồ, bẻ sắt... những tưởng chỉ dành cho cánh đàn ô ...

Khiêng gạch,vdqg mêxico trộn hồ, bẻ sắt... những tưởng chỉ dành cho cánh đàn ông, thế nhưng, vì miếng cơm manh áo, nhiều người phụ nữ đã chọn đó là công việc mưu sinh của mình.

Chị Nguyễn Thị Bình giờ đã quá quen với công việc nặng nhọc.

Ghé qua công trình xây dựng nhà ở trên địa bàn huyện Vị Thủy khoảng 7 giờ sáng. Dù là thời điểm chuẩn bị bắt đầu một ngày làm việc, nhưng những tấm áo bạc màu vì nắng của các chị “cu li” - cái tên quen thuộc mọi người hay dành cho những người phụ hồ, đều đã ướt đẫm mồ hôi. Chị Võ Thị Tú Anh, ở xã Vĩnh Trung, huyện Vị Thủy, vừa cặm cụi trộn hồ không ngơi tay, vừa trò chuyện: “Phải tranh thủ không thôi mẻ hồ bị trộn “chết” là bị thợ la. Tôi làm “cu li” cũng được 4 năm rồi. Làm chung với mấy người cùng xóm nên hễ chỗ nào có công trình là mọi người gọi vợ chồng tôi. Lúc trước, tôi chỉ theo nấu cơm thôi. Thời gian sau này, khi công trình thiếu người làm phụ hồ, tôi cũng xin vào làm các công việc như khiêng gạch, sàng cát, trộn hồ… và vài công việc lặt vặt không tên khác nữa. Đi làm hồ, chỉ trông chờ vào ngày nắng, còn ngày mưa thì thất nghiệp. Bình quân mỗi ngày tôi thu nhập khoảng 140.000 đồng”.

Đến một số công trình trường học đang trong giai đoạn gấp rút hoàn thành, để kịp thời phục vụ cho năm học mới. Giữa không khí khẩn trương, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các chị phụ nữ khiêng từng bao đá lát tường, bước đi khá nặng nhọc, nhưng trên môi các chị vẫn nở những nụ cười thật tươi, ai nấy nói chuyện rôm rả. Với họ, có được công việc làm mỗi ngày đã rất vui rồi. Chị Nguyễn Thị Bình, quê ở phường Long Hòa, quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ, đang làm công trình ở xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Hồi đó, cũng có lúc đi làm công nhân, nhưng thời gian gò bó quá, không lo cho con nhỏ được. Làm phụ hồ tuy cực nhọc, nhưng cũng có thời gian chăm sóc con. Nhớ lúc con còn nhỏ, vợ chồng tôi đem theo công trình luôn. Đi làm phụ hồ, cái vui nhất chắc là cứ cuối tuần nhận được tiền chủ thầu trả. Mỗi ngày, tôi được trả khoảng 170.000 đồng, mức thu nhập này tôi thấy đã khá cao rồi. Nhiều người mới làm thấy mệt, nhưng riết cũng quen”.

Cũng theo phụ hồ tại các công trình xây dựng được 14 năm, ở cái tuổi 50 chị Lê Thị Út (quê ở Cần Thơ) đáng lẽ đã được nghỉ ngơi, vui vẻ cùng gia đình và con cháu, nhưng lỡ gắn bó, nên chị vẫn ngày ngày theo chồng, theo con đến làm việc tại các công trình xây dựng trường học ở địa bàn huyện Phụng Hiệp. Chị Út tâm sự: “Nhận được công trình ở đâu thì tôi đi theo làm ở đó. Lần này, nhận công trình xa nhà nên sáng 5 giờ, tôi đã tranh thủ xuống đây mang theo cơm để ăn. Buổi trưa, tôi cũng nghỉ tại đây luôn chiều mới về. Công việc của tôi ngoài dán đá còn khiêng cát, đá, gạch, rồi trộn hồ tôi cũng làm luôn. Đi làm lâu nên giờ thấy tay chân đau nhức hơn trước, tối nào cũng khó ngủ vì nhức mỏi. Tôi giờ đi xin làm ở các công ty cũng không được nữa vì lớn tuổi, nên chắc tôi theo nghề này thôi khi nào không làm nổi nữa thì nghỉ”.

Ghé ngang một số công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Vị Thanh, vào khoảng 4 giờ chiều, nhìn các chị “cu li” mướt mồ hôi trộn mẻ hồ cuối cùng trong ngày, để kịp tô xong phần tường còn lại. Vừa nhanh tay xúc hồ chị Nguyễn Thị Hương, ở khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh, chia sẻ: “Hai vợ chồng tôi làm ở đây cũng được mấy năm rồi. Công việc của tôi chủ yếu là chạy việc cho thợ hồ thôi, mấy việc lặt vặt làm hết… Lúc trước, thấy mấy chị em trong xóm đi làm ở công ty may, tôi cũng định đi làm chung, nhưng do chồng tôi đi làm nghề này, tôi thấy thu nhập cũng cao nên thôi vợ chồng cùng đi làm để có điều kiện và thời gian chăm sóc con cái. Sau này, nếu có điều kiện hơn thì chắc tôi cũng xin làm nghề khác chứ làm phụ hồ này cũng cực lắm”.

Là phụ nữ, nên các chị “cu li” cũng lo luôn phần nước nôi, dọn dẹp cho những công trình xây dựng. Bởi vậy, nói đi làm phụ hồ có nhiều công việc không tên là vậy. Mỗi một hoàn cảnh đều có câu chuyện riêng của mình, nhưng họ gắn bó với nghề này cũng bởi vì cái nghèo, vì không có việc. Từ bộn bề nơi công trình, cũng có những ước mơ được nhen nhóm. Chị Lê Thị Thủy, đang phụ hồ cho một căn nhà đang xây dựng ngang Khu hành chính Tỉnh ủy, nói: “Thấy chị đen hông, hồi mới đi làm cũng dưỡng da này kia, nhưng giờ đen thui luôn rồi. Tính nghỉ nhưng biết làm nghề gì đặng nuôi hai đứa con đi học bây giờ. Đi gặt lúa hồi đó còn có người kêu, nhưng bây giờ có máy hết rồi, đi làm cỏ, đánh lá mía cũng lâu lâu mới có, vậy đành chọn cái nghề đáng lẽ ra không dành cho phụ nữ. Tôi ráng làm, dư chút đỉnh về nuôi gà vườn, nghe nói nuôi gà cũng có tiền lời khá lắm, chứ ngày một lớn tuổi tay chân không có nhanh nhẹn nữa”…

Trời mùa này mưa gió thất thường, nên những chị “cu li” cũng lo nhiều, vì có khi cả tuần không có việc. Bởi vậy, cứ mỗi khi nghe gọi “Mai đi làm nghe”, ai cũng mừng trong bụng. Dù biết công việc vất vả, chẳng còn thời gian chăm chút, làm đẹp cho bản thân, nhưng họ sẵn sàng vượt qua, vì thấy con cái có bộ quần áo mới đến trường, thấy niềm vui cả nhà khi cùng quây quần bên mâm cơm chiều đầy đặn…

Bài, ảnh: MỸ XUYÊN

Tags:

相关文章