您现在的位置是:Cúp C1 >>正文
【vong 12 ngoai hang anh】Cảnh giác với việc “bạo hành” mạng Internet ở trẻ em
Cúp C113166人已围观
简介Cuộc sống hiện đại ngày nay, có nhiều trường hợp bố mẹ bận rộn với công việc, không có thời gian quả ...
Cuộc sống hiện đại ngày nay,ảnhgicvớiviệcbạohnhmạngInternetởtrẻvong 12 ngoai hang anh có nhiều trường hợp bố mẹ bận rộn với công việc, không có thời gian quản lý con cái - dù cho trẻ ngồi yên ở nhà cả ngày với một chiếc máy tính.
Ít bậc phụ huynh biết rằng, trẻ tiếp xúc với mạng Internet nhiều giờ trong một ngày có nguy cơ cao bị bạo hành mạng. Đây là không phải là hình thức bạo hành về mặt thể xác mà nó tấn công trực diện vào tinh thần của trẻ.
96% học sinh sử dụng mạng Internet
Thế kỷ 21 với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, mạng Internet đã trở nên phổ biến với tất cả người dân kể cả trẻ em, đặc biệt là trẻ em thành phố.
Theo kết quả nghiên cứu mới nhất của công ty tư vấn hàng đầu thế giới của Mỹ A.T.Kearney thì Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia hấp dẫn nhất về công nghệ thông tin. Năm 2010, Việt Nam có gần 27 triệu người sử dụng Internet (chiếm gần 30% dân số) - đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, thứ 6 khu vực châu Á và thứ 18 trên thế giới.
Sự phát triển về công nghệ thông tin đem lại nhiều lợi ích về kinh tế tuy nhiên cũng đặt ra nhiều nguy cơ về bạo hành mạng cho đối tượng sử dụng, đặc biệt là những người có hiểu biết còn hạn chế như trẻ em. Hiện nay, việc sử dụng mạng Internet của các em học sinh cấp II khá phổ biến.
Ngày 13/9, phát biểu tại Hội nghi khoa học ngành Nhi khoa toàn quốc lần thứ 9, giáo sư Nguyễn Thanh Liêm - Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương khẳng định, bạo hành mạng Internet là một chủ đề xã hội phổ biến hiện nay. Đây là vấn đề có liên quan tới ngành Y tế nên đang được nhiều nhà chuyên môn về y tế nghiên cứu và thảo luận.
Vừa qua, một nhóm bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đã tiến hành nghiên cứu vấn đề bạo hành mạng trên gần 200 học sinh cấp II ở quận Ba Đình (Hà Nội) - nơi tập trung các trường tốt, có nền nếp kỷ luật học tập.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, có tới gần 96% học sinh nam và gần 97% học sinh nữ sử dụng mạng Internet tại nhà. Mục đích sử dụng mạng của các em chủ yếu là nghe và tải nhạc (98%), tán gẫu (94%), chơi game (87%), thư điện tử (59%), nhắn tin (39%).
Một nửa số học sinh trên được hỏi cho biết sử dụng mạng Internet từ 2 - 6 ngày/tuần, không có sự khác biệt về tỷ lệ nam và nữ. Điều đáng lưu ý là có tới 71% số học sinh có dùng mạng từ 2 - 5 giờ/ngày.
Nguy cơ sa sút thế hệ trẻ
Cùng với sự phát triển của hệ thống mạng thông tin trong xã hội hiện đại, bạo hành mạng là một hình thức bạo hành mới xuất hiện với mức độ ảnh hưởng của nó tới cộng đồng mạnh và lan rộng nhanh.
Nghiên cứu của các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy, có 11% trẻ ở lứa tuổi vị thành niên trong 3 tháng gần đây bị bạo hành mạng, trong đó có 6,4% các em được hỏi nhận được nội dung đe dọa phổ biến qua thư điện tử, tin nhắn tán ngẫu.
Hầu hết các em nam nhận tin nhắn đe dọa qua hình thức thư điện tử, chơi game, từ các trang web đen… Còn các học sinh nữ đa phần nhận được tin nhắn đe dọa qua chatroom (phòng tán ngẫu), thư điện tử và mạng xã hội.
Nghiên cứu cũng chỉ ra, hầu hết các em sau khi nhận được tin nhắn đe dọa bản thân có những hành động đáp trả như xóa tin nhắn đe dọa, tránh xa kẻ đó, chặn thông tin… Tỷ lệ các em nhờ sự giúp đỡ của người thân còn thấp.
Theo các chuyên gia y tế, nếu bạo hành về thể chất dễ phát hiện khi thăm khám bệnh thì bạo hành mạng (một loại bạo hành về mặt tinh thần) dễ lan rộng và khó kiểm soát. Điều này sẽ dẫn đến làm sa sút cả một thế hệ tương lai nếu không có biện pháp kiểm soát và ngăn chặn.
Việc học sinh tiếp xúc nhiều với mạng internet và bị bạo hành mạng sẽ làm cho các em thường xuyên không đảm bảo thời gian học tập, không hoàn thành bài vở, thường xuyên thấy khó khăn trong việc tiếp thu bài giảng ở trường và dẫn tới kết quả học tập giảm sút. Thậm chí có trường hợp bị trầm cảm nặng, hay bị ám ảnh bởi những tin nhắn đe dọavà luôn có cảm giác bị ai đó theo dõi…dẫn tới nguy cơ tự sát.
Theo giáo sư Nguyễn Thanh Liêm, bạo hành mạng dễ xảy ra với trẻ em, vì ngoài lý do đây là lứa tuổi dễ bị tổn thương nhất còn lý do về phía thầy cô và cha mẹ luôn cấm đoán, không dạy cho trẻ biết cách tự phòng vệ khi tiếp xúc mạng Internet. Do đó, khi gặp vấn đề khó khăn trẻ thường cố gắng tự giải quyết. Vì vậy, con số trẻ bị bạo hành mạng trên thực tế cao hơn rất nhiều các con số đã được công bố.
Vì vậy, để hạn chế tình trạng bị bạo hành mạng thì các học sinh không nên cho biết thông tin cá nhân, không trao đổi ảnh, thư điện tử với người lạ, chỉ kết bạn và tham gia những nhóm cộng đồng an toàn.
Theo Vietnam+
Tags:
相关文章
Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent
Cúp C1Streamlining should reduce the number of civil servants and public employees by at least 20 per cent ...
【Cúp C1】
阅读更多Tiếp tục xây dựng nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại trong tình hình mới
Cúp C1Quang cảnh giao ban báo chí đầu Xuân Giáp Thìn 2024 sáng 20/2.Dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Ngu ...
【Cúp C1】
阅读更多Công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam
Cúp C1VHO - Sáng nay 2.8 tại Hà Nội, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Toà á ...
【Cúp C1】
阅读更多
热门文章
- 7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- Nâng cao chất lượng giải quyết án dân sự
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự phiên họp BCH Đại hội đồng AIPA
- Cần quan tâm đầu tư bảo tồn văn hoá các dân tộc Tây Nguyên
- Nhận định, soi kèo Al Raed vs Al Jabalain, 19h30 ngày 6/1: Bất ngờ?
- Thu tiền điện với giá bất thường
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
-
Ông Hoàng Quốc Khánh được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Sơn La
-
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng hội đàm với Tổng thống Philippines
-
Rách rồi
-
Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
-
Chính phủ đề xuất 8 cơ chế đặc thù gỡ khó cho các chương trình mục tiêu quốc gia
友情链接
- Năm 2020: Việt Nam cần quan tâm hơn tới quy định xuất xứ hàng hóa
- Đẩy mạnh công tác hỗ trợ triển khai chứng nhận đối với hàng xuất khẩu
- Yêu cầu tái xuất 1.100 container phế liệu không đạt tiêu chuẩn theo quy định
- ISO 31000:2018 Giúp sản phẩm đứng vững tại các siêu thị lớn
- Đào tạo nguồn nhân lực theo mô hình nhóm huấn luyện, tăng cường thế cạnh tranh hậu covid
- Công đoàn Tổng cục TCĐLCL đẩy mạnh phong trào đền ơn đáp nghĩa
- Kiểm tra đánh giá chất lượng phòng xét nghiệm y học
- Công ty Cổ phần Dụng cụ số 1
- Hiệp định EVFTA: Tiêu chuẩn kỹ thuật là ‘bệ phóng’ giúp nông sản Việt vươn tầm
- Quy hoạch đô thị cần tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn trong PCCC