【kq u21 anh】EVFTA và những việc cần làm
EVFTA: Tôm xuất khẩu vào EU đươc giảm thuế | |
Hiệp định EVFTA không phải “mâm cỗ” bày sẵn | |
EVFTA sẽ mở rộng xuất khẩu hàng dệt may sang EU | |
EVFTA và EVIPA - Thành công lớn của Việt Nam |
Gạo xuất khẩu có nhiều cơ hội khi EVFTA có hiệu lực. Ảnh: ST. |
Hoàn thiện khung khổ pháp luật
Theànhữngviệccầnlàkq u21 anho Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), nội dung phê chuẩn Hiệp định EVFTA đã được đưa vào chương trình họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến 17/4/2020. Trong trường hợp Quốc hội phê chuẩn EVFTA tại Kỳ họp thứ 9 diễn ra vào tháng 5, tháng 6 tới và Hội đồng châu Âu hoàn tất việc ký duyệt trong khoảng thời gian nói trên, EVFTA có khả năng có hiệu lực ngay trong tháng 7/2020.
Ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết: Hiện nay, dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ đã được đưa vào hồ sơ trình Chính phủ về việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA. Trên cơ sở dự thảo này, Vụ Chính sách thương mại đa biên đã dự thảo Kế hoạch thực hiện của Bộ Công Thương với các nhóm nhiệm vụ chính được chia thành 2 giai đoạn là năm 2020 và 2021 - 2025.
Cụ thể, các nhóm nhiệm vụ gồm: Xây dựng pháp luật, thể chế; công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về Hiệp định EVFTA và thị trường các nước đối tác của EVFTA; nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển nguồn nhân lực; điều phối và tham gia các hoạt động của Ủy ban Thương mại của EVFTA, các Ủy ban chuyên môn của EVFTA và các hoạt động liên quan; chủ trương và chính sách đối với các tổ chức công đoàn và các tổ chức của người lao động tại cơ sở DN.
Để thực thi Hiệp định EVFTA, tổng số văn bản quy phạm pháp luật được kiến nghị sửa đổi là gồm 2 luật, 1 nghị định và 1 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, cùng với đó sẽ ban hành mới 4 nghị định. Tổng số các cam kết, nhóm cam kết đề nghị áp dụng trực tiếp là 12. Các văn bản do Bộ Công Thương chủ trì xây dựng và ban hành gồm 1 nghị định của Chính phủ về hàng tân trang (dự kiến có hiệu lực sau 3 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực). Bộ Công Thương được giao xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc chỉ định cơ quan đầu mối để thực thi EVFTA cũng như các chương của Hiệp định.
Hiện nay, Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng giao các bộ triển khai ngay các văn bản quan trọng và cấp thiết liên quan đến Hiệp định. Trong đó, Bộ Tài chính xây dựng Nghị định về biểu thuế XK, biểu thuế NK của Việt Nam. Bộ Công Thương và Bộ Tài chính xây dựng thông tư về xác định và xác minh xuất xứ hàng hóa. Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng văn bản hướng dẫn thực thi về mua sắm Chính phủ. Bộ NN&PTNT xây dựng văn bản về hướng dẫn quy trình đăng ký chứng nhận loại gạo XK vào EU để hưởng ưu đãi hạn ngạch thuế quan.
Chú trọng đảm bảo xuất xứ hàng hóa
Nhìn nhận cụ thể từ góc độ làm sao để thúc đẩy XK hàng hóa sang thị trường EU ngay khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực, ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay: Mấu chốt nhất trong hoạt động XNK vào EU là đảm bảo xuất xứ hàng hóa. 2 tháng trước, Cục Xuất nhập khẩu đã hoàn thành xong dự thảo Thông tư về xuất xứ hàng hóa và đưa lên mạng của Bộ Công Thương, lấy ý kiến cộng đồng, chỉ chờ bấm nút thông qua.
“Hiện vẫn còn một số nội dung cần nghiên cứu và làm rõ thêm để tận dụng được tối đa các lợi thế của hàng hóa, sản phẩm Việt Nam khi XK vào EU. Về xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA có điều khoản về cộng gộp đối với một số nước đã có FTA với EU, điển hình như Hàn Quốc. Ví dụ với mặt hàng dệt may, khi Hàn Quốc đã có FTA với EU, các nguyên phụ liệu của ngành dệt may NK từ Hàn Quốc được phép tính cộng gộp. Hiện nay, Cục đã chủ động trao đổi với phía Hàn Quốc, đang giải quyết ở cấp độ chuyên gia. Điều này không chỉ có lợi cho Việt Nam mà còn có lợi cho cả Hàn Quốc”, ông Chinh nói.
Một số quan điểm cho rằng, thúc đẩy giao thương với EU nhờ Hiệp định EVFTA, bên cạnh việc nỗ lực tận dụng những cơ hội mở ra, coi trọng công tác phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ hàng hóa nhằm khai thác bất hợp pháp các cam kết của hiệp định này cũng là điều quan trọng, cần đặc biệt lưu tâm.
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) phân tích: 5 năm qua, EU không có bất kỳ cuộc điều tra nào về chống bán phá giá đối với hàng hóa hay trợ cấp nào đối với Việt Nam. Tuy nhiên, phía EU có một số trao đổi và triển khai một số cuộc thẩm tra về vấn đề gian lận xuất xứ, đặc biệt với một số mặt hàng mà EU đang có biện pháp phòng vệ thương mại đối với nước thứ ba như Trung Quốc. Một số mặt hàng Việt Nam XK sang EU tăng nhanh, phía EU có thẩm tra về gian lận xuất xứ có thể kể đến như: Màng nhôm bọc thực phẩm, xe tay nâng, đèn huỳnh quang, bật lửa gas… “Để khai thác bền vững được Hiệp định EVFTA, đảm bảo thực hiện đúng các quy định của Hiệp định về chống gian lận xuất xứ, chống lẩn tránh là hết sức quan trọng…”, ông Dũng nhấn mạnh.
(责任编辑:Thể thao)
- Bộ GTVT cho sử dụng kinh phí dự phòng xây trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc
- 10 tháng tù cho kẻ dâm ô với trẻ em
- Thủ tướng: Tiếp tục ưu tiên, thúc đẩy các dự án hạ tầng lớn tại Đồng bằng sông Cửu Long
- Báo động tình trạng trồng và mua bán cây thuốc phiện
- Thêm 79 bệnh được chuyển tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế 1 năm/lần
- Sớm trình Quốc hội giải pháp ứng phó thuế tối thiểu toàn cầu
- Hậu quả đắng…
- Nhiều biện pháp trong bảo vệ pháp luật
- Nhận định, soi kèo Al Najma vs Abha, 19h30 ngày 6/1: Cửa trên thắng thế
- Nghị trường nóng câu chuyện đăng kiểm: Làm thế nào để “đánh chuột không vỡ bình”
- Cầu “Cái Sinh” hay “Cái Sình” ?
- Khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã phải chủ động thực hiện chuyển đổi số
- Vụ chồng bị khởi tố vì ném hỏng điện thoại của vợ: Điện thoại là tài sản chung hay riêng?
- Bộ trưởng Công Thương: Chưa thể xóa quy hoạch điện hạt nhân Ninh Thuận
- Sao Khuê 2017 tôn vinh các sản phẩm công nghệ chất lượng cao
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp các tập đoàn lớn của Trung Quốc
- Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời về những công trình giao thông trọng điểm
- Đốt xe của người khác, bị truy tố
- Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- Hình ảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ