【bóng đá .com】Tìm cách chinh phục thị trường Halal
Tiềm năng xuất khẩu vào thị trường các nước hồi giáo Để doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo Cơ hội "vàng" từ thị trường tỷ dân người Hồi giáo |
Doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm với khách hàng Hồi giáo. Ảnh: ST |
Tiềm năng lớn nhưng còn nhiều rào cản
Với lợi thế lớn về xuất khẩu nông, thủy sản, lại có vị trí gần những thị trường Halal lớn là châu Á – nơi có khoảng 62% dân số Hồi giáo, ngày càng có nhiều DN Việt Nam quan tâm tới việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này. Đặc biệt, mức chi tiêu và sử dụng các sản phẩm Halal có xu hướng ngày càng tăng, mở rộng sang cả thị trường phi Hồi giáo do sản phẩm Halal đáp ứng nhiều tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng và bảo vệ môi trường.
Bà Wong Chia Chiann, Tổng lãnh sự quán Malaysia tại TPHCM đánh giá rất cao tiềm năng xuất khẩu thực phẩm của Việt Nam vào thị trường Hồi giáo, dù số người theo đạo Hồi tại Việt Nam chỉ chiếm dưới 0,1% dân số. Bà Wong Chia Chiann dẫn chứng câu chuyện của Australia khi chỉ 3,5% dân số nước này theo đạo hồi, nhưng vào năm 2021, giá trị xuất khẩu thịt Halal của Australia đã đạt tới 2,36 tỷ USD. Hiện Australia cũng là một trong 4 nhà xuất khẩu Halal hàng đầu sang khu vực Trung Đông và các nước thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC).
Tuy nhiên, ông Nguyễn Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư TPHCM (ITPC) cho biết, xuất khẩu thực phẩm của các DN Việt Nam vào thị trường Halal mới chỉ là bước đầu khai phá. Mỗi năm, cả nước có khoảng 50 công ty được cấp chứng nhận Halal với các sản phẩm chủ yếu là hải sản, đồ uống, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, đồ ăn chay và dược phẩm.
Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương thực thực phẩm TPHCM cũng chỉ ra rằng, các tiêu chuẩn và quy định Halal ngày càng nghiêm ngặt, chứng nhận Halal lại không có giá trị vĩnh viễn, không được công nhận như nhau ở tất cả các quốc gia, với tất cả mặt hàng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp vì phải tái chứng nhận nhiều lần và phải căn cứ vào từng thị trường xuất khẩu để đăng ký chứng nhận cho phù hợp.
Ông Haji Machdares Samael, quyền Chủ tịch Ủy ban Hồi giáo TPHCM cho biết, ban đầu Halal chỉ áp dụng cho thịt gia súc, gia cầm. Cụ thể, kinh Qur’an răn dạy về nguyên tắc người Hồi giáo được và không được ăn thịt loài vật nào, phương thức sát sinh ra sao. Ngày nay, Halal đã mở rộng ra tất cả các loại thực phẩm như sữa, bánh, kẹo, đồ ăn sẵn, thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, dược phẩm, du lịch, khách sạn... Đáng chú ý, có những sản phẩm trước đây không phải tuân theo tiêu chuẩn Halal nhưng gần đây buộc phải đáp ứng tiêu chuẩn này như thủy sản nuôi, nông sản, trà, cà phê… Tại một số nơi, nước dùng để chế biến sản phẩm Halal cũng đòi hỏi phải có chứng nhận Halal. Do đó, Halal giờ đây không chỉ mang yếu tố tôn giáo hay an toàn vệ sinh thực phẩm mà còn mang yếu tố bản sắc và thương hiệu Hồi giáo.
“Việc các tiêu chuẩn Halal ngày càng hoàn thiện, mở rộng ra nhiều nhóm hàng và siết chặt về chất lượng trong đó có các mặt hàng thuỷ sản nuôi trồng, trà… sẽ tác động ngày càng sâu sắc đến hàng hóa xuất khẩu và dịch vụ của Việt Nam” – ông Haji Machdares Samael nhận định.
Thúc đẩy hệ sinh thái Halal
Ông Haji Machdares Samael đánh giá, việc các nước Hồi giáo quyết tâm hệ thống hóa tiêu chuẩn Halal, một mặt đang tạo ra rào cản đối với hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường này, mặt khác sẽ tạo ra cơ hội cho các DN nhanh nhạy, biết tận dụng cơ hội và thích ứng được với bối cảnh mới. Bên cạnh việc nhận thức đúng và đầy đủ về thị trường Halal, cần có sự chuẩn bị tốt từ cả phía các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp để vượt qua thách thức, đồng thời không bỏ lỡ cơ hội do thị trường này đem lại.
Theo ông Haji Machdares Samael, thời gian qua, nhiều nước có thị trường Halal hoặc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Halal đã nhanh chóng thành lập các cơ quan quản lý nhà nước chuyên trách về xây dựng hệ thống tiêu chuẩn Halal và chứng nhận Halal. Indonesia, Brunei, Singapore và Thái Lan đã nhanh chóng phát triển các hệ thống tiêu chuẩn Halal của riêng mình.
Các nước khu vực Trung Đông trong khoảng 10 năm gần đây cũng đầu tư mạnh vào phát triển hệ thống tiêu chuẩn Halal do được đánh giá sẽ trở thành trung tâm của thị trường Halal trong thời gian tới thay cho Đông Nam Á. Một số nước có cộng đồng Hồi giáo thiểu số cũng thành lập các cơ quan Nhà nước quản lý Halal và hệ thống tiêu chuẩn Halal để phục vụ cho mục tiêu xuất khẩu như Australia và New Zealand.
Trong khi đó, Việt Nam chưa có cơ quan nhà nước cấp chứng nhận về tiêu chuẩn Halal, thay vào đó là một số tổ chức tư nhân cấp chứng nhận Halal. Do có nhiều hệ thống tiêu chuẩn Halal trên thế giới nên các tổ chức chứng nhận Halal của Việt Nam buộc phải làm việc với nhiều tổ chức chứng nhận Halal của các nước để được chấp nhận chứng nhận Halal, khiến cho chi phí cấp chứng nhận tăng lên. Các chi phí đó cuối cùng do các DN xuất khẩu Việt Nam vào thị trường Halal phải gánh chịu, từ đó làm giảm tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam.
Bên cạnh đó, vì nhiều lý do khác nhau, các tổ chức chứng nhận Halal của Việt Nam hiện chưa tiếp cận yêu cầu ngày càng cao của ngành công nghiệp Halal thế giới.
Để phát triển hệ sinh thái Halal ở Việt Nam, bà Wong Chia Chiann đề xuất, trong ngắn hạn, các DN Việt Nam cần tuyển dụng các nhân sự, chuyên gia theo đạo Hồi để phát triển chính sách Halal, ủy ban Halal nội bộ và giám sát quy trình Halal. Theo đó, Malaysia có thể hợp tác để cung cấp chuyên gia cho DN Việt Nam. Về dài hạn, bà Wong Chia Chiann cho rằng các DN nên đào tạo nhân sự, chuyên gia trong nước về quy trình chứng nhân Halal, đăc biệt là trong cộng đồng Hồi giáo. “Malaysia sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng một hệ sinh thái Halal tốt hơn tại Việt Nam” – bà Woong Chia Chiann nhấn mạnh.
Bà Wong Chia Chiann, Tổng lãnh sự quán Malaysia tại TPHCM: Nhìn chung các DN Việt Nam có biết về Halal, nhưng lại có nhiều cách hiểu khác nhau. Một số người nói, “không thịt lợn” (pork-free) khi đề cập đến Halal, trong khi một số khác lại nói “thân thiện với người Hồi giáo” (Muslim-friendly) là Halal”. Halal yêu cầu “quá trình chuẩn bị thực phẩm halal phải tuân theo các quy tắc Hồi giáo và tính toàn vẹn, an toàn và vệ sinh của sản phẩm được duy trì trong suốt chuỗi cung ứng”. Do đó, để có được chứng nhận Halal, DN cần có đủ thông tin và kiến thức về đâu là sản phẩm được phép và không được phép theo luật Hồi giáo; sản phẩm Halal và không Halal không thể được sản xuất trong cùng một dây chuyền sản xuất. Ông Nguyễn Đặng Hiến, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH SX-TM Tân Quang Minh: Từ năm 2010, Tân Quang Minh đã đạt được chứng chỉ Halal và xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Pakistan, sau đó mở rộng sang các thị trường Bangladesh, Yemen, Afghanistan, Malaysia… Nhờ đó, công ty có được một thị trường vững chắc và đóng góp không nhỏ vào doanh số trong nhiều năm. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- Tiếp tục nâng cao tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt
- Bộ Công an triệt phá đường dây làm giả sổ đỏ, thẻ nhà báo siêu tinh vi
- Tam Nông (Đồng Tháp) được mùa tôm càng xanh nuôi trong lũ
- Bắt người mẹ sát hại con gái ba tuổi trong nhà nghỉ ở Sài Gòn
- Nhận định, soi kèo Al Zawraa vs Al Quwa Al Jawiya, 23h30 ngày 3/1: Chấm dứt phong độ bất bại
- Cục Cảnh sát hình sự vào cuộc điều tra vụ án liên quan Phú Lê
- Thấy cháu trong clip nhạy cảm, bà tố cáo bảo vệ trường tiểu học
- Bạn bị bắt cóc, thanh niên lao thẳng ô tô vào đám giang hồ để giải cứu
- Hải quan Lao Bảo (Quảng Trị) làm tốt công tác “gác cửa” kinh tế vùng biên
- Giám đốc Công an trực tiếp chỉ đạo phá chuyên án ma tuý, thu bảy khẩu súng
- Bị bắt xe, nhóm thanh niên ở Đồng Nai tấn công cảnh sát
- Toàn cảnh xung đột giữa Apple, Samsung và HTC
- Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ‘Chạy án’ bất thành và lời khai đưa tiền cho cán bộ công an ở Hà Nội
- Khái niệm 'triệu phú' có từ bao giờ?
- Cựu cảnh sát Hà Nội đưa người tình của nghi phạm vào phòng vòi hối lộ
- Cán bộ Ban QLDA Nghi Sơn mang 1.600 tỷ gửi tiết kiệm, lấy tiền lập ‘quỹ đen’
- Điều hành đường dây cho vay nặng lãi hàng chục tỷ trong nhà nghỉ
- Giá trị ngành chăn nuôi chiếm trên 26% GDP
- Điều tra vụ gây nổ ở quán karaoke khiến 2 người bị thương