游客发表

【bang xep hang giai bo dao nha】Đối thoại với doanh nghiệp Hàn Quốc

发帖时间:2025-01-25 14:47:37

Bộ Tài chính đối thoại với doanh nghiệp Hàn quốc về chính sách thuế và hải quan
Đối thoại chính sách thuế,ĐốithoạivớidoanhnghiệpHànQuốbang xep hang giai bo dao nha hải quan: Quyết tâm giúp doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh
Doanh nghiệp Việt Nam kì vọng hợp tác thành công với các nhà cung cấp tỉnh Jeollanam-do, Hàn Quốc
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh-wan cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hội nghị đối thoại ngày 18/2. 	Ảnh: TL.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Trần Xuân Hà, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh-wan cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ Tài chính và đại diện doanh nghiệp Hàn Quốc tại Hội nghị đối thoại ngày 18/2. Ảnh: TL.

Doanh nghiệp Hàn Quốc đóng góp 30% giá trị xuất khẩu của Việt Nam

Trong năm 2020-2021, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, cơ quan Thuế và Hải quan đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp như: giãn hoãn tiền thuế, tiền thuê đất, cũng như chính sách giảm thuế đối với một số ngành, lĩnh vực chịu ảnh hưởng của đại dịch. Các giải pháp này đã góp phần vào việc đảm bảo dòng tiền, phục hồi sản xuất kinh doanh, từ đó hỗ trợ phục hồi chuỗi cung ứng, gia tăng kim ngạch xuất nhập khẩu và duy trì việc làm cho người lao động, trong đó có nhóm các doanh nghiệp Hàn Quốc đang có hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Nhóm doanh nghiệp Hàn Quốc đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm bởi theo số liệu của các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào Việt Nam hơn 9.200 dự án với tổng số vốn đầu tư lũy kế đạt hơn 74 tỷ USD, đứng thứ nhất về tổng số vốn đăng ký đầu tư và tổng số dự án đầu tư của các quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam. Hơn nữa, Hàn Quốc đã thu hút và sử dụng khoảng gần 1 triệu lao động, đóng góp 30% giá trị xuất khẩu của Việt Nam và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định, đồng thời tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội.

Xác định được tầm quan trọng của các doanh nghiệp Hàn Quốc, hàng năm, Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính và doanh nghiệp Hàn Quốc về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan thường được tổ chức để Bộ Tài chính có thể lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp Hàn Quốc. Tuy nhiên, trong các năm 2020-2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên chưa tổ chức được.

Bước sang năm 2022, vượt qua những trở ngại về diễn biến phức tạp của dịch bệnh, vào ngày 18/2, Bộ Tài chính đã tổ chức Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính và doanh nghiệp Hàn Quốc về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan.

Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh-wan, trong bối cảnh hoạt động doanh nghiệp ngày càng được toàn cầu hóa, các quy định và thủ tục hành chính của mỗi nước luôn là vấn đề được các doanh nghiệp đã đầu tư hoặc đang xem xét đầu tư vào quốc gia đó ưu tiên cân nhắc hàng đầu. Đặc biệt, những nội dung về thuế luôn phức tạp và có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh khiến các nhà đầu tư nước ngoài buộc phải quan tâm nhiều đến lĩnh vực này. Do đó, việc Bộ Tài chính tổ chức những hội nghị để đối thoại dành cho các doanh nghiệp Hàn Quốc có ý nghĩa vô cùng to lớn.

"Để có thể cải thiện môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, hai nước Việt Nam và Hàn Quốc cần phải tiếp tục tăng cường hợp tác. Đặc biệt, năm ngoái, hai nước đã sửa đổi Hiệp định tránh đánh thuế hai lần Việt Nam – Hàn Quốc, từ đó góp phần cải thiện môi trường hành chính thuế. Bước sang năm 2022, hai nước đang tiếp tục nỗ lực sửa đổi Hiệp định hợp tác hỗ trợ hành chính lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan nhằm tạo ra một môi trường thông quan nhanh chóng và thuận lợi hơn", Đại sứ Park Noh-wan cho biết.

Nhanh chóng giải đáp vướng mắc

Theo thông tin từ Đại sứ Park Noh-wan, hiện vẫn còn có những doanh nghiệp phản ánh về khó khăn do dịch Covid-19 gây ra và đề nghị Chính phủ Việt Nam hỗ trợ tích cực. Cũng có phản ánh cho biết dù Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã được sửa đổi và có hiệu lực, tuy nhiên, một số địa phương vẫn chưa nắm được thông tin này khiến một số trường hợp không được áp dụng những ưu đãi đã thay đổi.

Bên cạnh đó, có những doanh nghiệp phản ánh khó khăn về việc doanh nghiệp đã được cam kết áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở giai đoạn đầu khi mới đầu tư, nhưng qua vài năm, ưu đãi này bị hủy bỏ áp dụng.

Đơn cử như tại Hội nghị đối thoại giữa Bộ Tài chính và doanh nghiệp Hàn Quốc về chính sách, thủ tục hành chính thuế và hải quan tổ chức ngày 18/2, nhiều ý kiến của doanh nghiệp Hàn Quốc thắc mắc liên quan đến một số cơ chế chính sách về chuyển nhượng bất động sản một số dự án đầu tư, cơ chế thỏa thuận giá trước về phương pháp xác định giá tính thuế, áp thuế xuất khẩu một số mặt hàng là phế liệu, thời điểm Việt Nam áp dụng thuế theo Hiệp định đối tác toàn diện khu vực (RCEP).

Trả lời câu hỏi liên quan đến cơ chế thỏa thuận giá trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), ông Vũ Xuân Bách, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho biết, APA là chính sách mới đối với Việt Nam. Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 126/2020/NĐ-CP và Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 45/2021/TT-BTC. Giai đoạn tới, cơ quan Thuế sẵn sàng tiếp nhận hồ sơ của các doanh nghiệp để tiến hành đàm phán. Thời hạn hiện nay quy định là 3 năm nhưng ông Vũ Xuân Bách cho biết, cũng cho phép gia hạn 5 năm.

Tại Hội nghị, ông Âu Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về hải quan, Tổng cục Hải quan cũng đã giải đáp một số kiến nghị liên quan đến thực hiện chính sách thuế xuất nhập khẩu. Với kiến nghị của Công ty LG Display liên quan đến mặt hàng thuộc đối tượng miễn thuế, ông Âu Anh Tuấn cho biết, theo quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu 2016, hàng hóa xuất nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế, hàng hóa nhập khẩu trong khu phi thuế quan thì không phải nộp thuế.

Theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC, doanh nghiệp phải nộp 1 bản chụp hợp đồng vào khu phi thuế quan thì sẽ được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải cung cấp đủ hồ sơ để được hưởng ưu đãi thuế theo quy định. Nếu xuất trình đủ hồ sơ theo quy định thì hưởng ưu đãi thuế suất. Trên thực tế, quy định này còn gặp nhiều vướng mắc nên thời gian tới, cơ quan Hải quan sẽ nghiên cứu để sửa đổi quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC và Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Còn trước mắt, nếu không đáp ứng yêu cầu về hồ sơ theo quy định tại các thông tư này, thì phải ấn định truy thu thuế.

Hầu hết các ý kiến vướng mắc của doanh nghiệp Hàn Quốc đều đã được Bộ Tài chính trả lời thoả đáng. Đại sứ Park Noh-wan mong rằng, Chính phủ Việt Nam tiếp tục có những ý tưởng nhằm phát triển chính sách về thuế nói riêng và các chính sách điều hành nói chung từ quá trình lắng nghe những vướng mắc của các doanh nghiệp Hàn Quốc và trao đổi để tìm ra biện pháp giải quyết. Ông cũng mong hội nghị sẽ được tổ chức thường xuyên hơn nữa tại các khu vực để lắng nghe nhiều hơn nữa các doanh nghiệp chia sẻ vướng mắc.

    热门排行

    友情链接