Đề thi Đại học 2014 theo xu hướng mở và đề cao tính thực tiễnThứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) Bùi Văn Ga cho biết thí sinh sẽ không phải lo học thuộc quá nhiều bởi cách ra đề năm nay sẽ tập trung phát huy những đổi mới đã được xã hội đánh giá cao. Đề thi ĐH, CĐ 2014 có xu hướng mở và đề cao tính thực tiễn nhưng vẫn có tính phân loại tốt Ông cho biết chủ trương của Bộ GD-ĐT là đề thi nằm trong chương trình phổ thông nên ban đề thi sẽ có giáo viên phổ thông nhiều hơn giáo viên ĐH. Ngoài ra, để bảo mật việc ra đề thi và bảo mật đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ, công tác biên soạn được tổ chức tại một địa điểm biệt lập và vận hành theo quy trình nghiêm ngặt. Tuy nhiên, khác với kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ có tính cạnh tranh cao nên đề thi phải có tính phân loại tốt. 62 trường ĐH, CĐ được tự chủ tuyển sinhĐến nay đã có 62 trường đại học, cao đẳng có đề án đáp ứng các quy định của quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy và được phép tuyển sinh riêng trong năm 2014.Thí sinh muốn biết thông tin chi tiết về cách thức tuyển sinh của các trường được tuyển sinh riêng, nên vào website của trường để tìm hiểu thông tin và lựa chọn nguyện vọng. Đề án tuyển sinh chi tiết được các trường cập nhật đầy đủ trên website của trường. Mỗi trường đại học được tự do chọn môn thi chínhTheo quy định mới của Bộ GD-ĐT, năm nay, các trường ĐH, CĐ phải công bố môn thi chính. Đến thời điểm này, 32 trường ĐH, CĐ đã công bố danh sách 231 ngành học có nhân hệ số môn thi chính trong kỳ thi tuyển sinh sắp tới. Đa số trường đều chọn nhân hệ số đối với các ngành có môn ngoại ngữ và các môn năng khiếu. Ngoài ra, các trường cũng chọn các môn khoa học như toán, văn, lịch sử, địa lý… làm môn thi chính. Theo ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cho biết: việc cho phép các trường xác định cách tính điểm chuẩn dựa vào môn thi chính đảm bảo những thí sinh có kết quả thi môn chính cao sẽ có lợi khi xét tuyển. Điều đó giúp khắc phục tình trạng thí sinh có điểm cao trong môn thi quan trọng của khối thi nhưng lại không trúng tuyển vì những môn khác có điểm thấp; ngược lại, thí sinh có môn phụ được điểm cao lại trúng tuyển dù môn chính có điểm kém. Cách đổi mới này cũng giúp những thí sinh có năng lực, sở trường riêng có điều kiện phát huy thế mạnh của mình thay vì phải dàn trải đều ở cả 3 môn thi như các năm trước đây. Kỳ thi ĐH, CĐ 2014 sẽ áp dụng cách tính điểm sàn mớiCách tính điểm sàn năm 2014 có hai vấn đề học sinh cần lưu ý. Thứ nhất, trước kia chúng ta chỉ có một mức sàn đối với tuyển sinh vào đại học, cao đẳng. Nhưng hiện nay, Bộ quy định cách tính điểm sàn có tới 3 đến 4 mức điểm. Đây là cách tính điểm cơ bản và có mức điểm xét tuyển tối thiểu đối với tuyển sinh đại học và mức điểm xét tuyển tối thiểu vào cao đẳng. Theo ông Nghĩa, việc đưa ra nhiều mức xét tuyển cơ bản nhằm mục đích chúng ta phân tầng nhu cầu đầu vào tuyển sinh… Thứ hai, là trước kia Bộ vẫn cho phép các trường nhân hệ số khi xét tuyển, nhưng chỉ có một điểm sàn. Tức là nhân hệ số hay không nhân hệ số vẫn phải vượt qua điểm sàn đó mới xét tuyển được. Tóm lại, điểm xét tuyển cơ bản tối thiểu đối với cao đẳng và đại học thì đó chính là điểm sàn. Đối với các trường, ngành không qui định môn thi chính thì phải xác định và công bố công khai mức điểm xét tuyển cơ bản và điểm chuẩn xét tuyển vào trường hay vào từng ngành của trường. Điểm chuẩn xét tuyển này không được thấp hơn mức điểm xét tuyển vào đại học, cao đẳng mà Bộ đã công bố và trường đã lựa chọn.Hồ sơ tuyển sinh khối C tăng 1% Việc phân bố hồ sơ tuyển sinh giữa các khối thi: Hồ sơ đăng ký dự thi vào các khối thi A, B, D đều giảm. Riêng khối C năm nay có lượng hồ sơ đăng ký dự thi tăng khoảng 1% so với năm ngoái. Điều này cho thấy thí sinh đã có quan tâm đến khối ngành xã hội, nhân văn. Số lượng hồ sơ đăng ký dự thi vào khối ngành thuộc lĩnh vực kinh tế, quản lý, tài chính, ngân hàng... năm nay cũng tăng so với năm trước mặc dù đã có nhiều cảnh báo về sự dư thừa nhân lực trong lĩnh vực này. Tình hình tuyển sinh cập nhật liên tục Bộ GD-ĐT ngày 22-6 cho biết vừa có văn bản gửi các trường ĐH, CĐ yêu cầu thực hiện chế độ báo cáo nhanh về tình hình tuyển sinh. Theo đó, trước ngày 25-6, các trường phải báo cáo về bộ tổng số thí sinh đăng ký dự thi theo từng khối, tổng số điểm thi, phòng thi, cán bộ tham gia công tác tuyển sinh cũng như họ tên, số điện thoại (cố định và di động) của chủ tịch hội đồng tuyển sinh. Cuối buổi làm thủ tục dự thi của mỗi đợt thi và sau 3/4 thời gian làm bài mỗi buổi thi, các trường phải gửi báo cáo nhanh tình hình thi về Thường trực Ban Chỉ đạo tuyển sinh ĐH, CĐ 2014 của Bộ GD-ĐT. Nguyễn Huyền (th) Thi đại học 2014: Phương pháp ôn Toán được điểm cao |