设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【xem đội hình ra sân trước trận đấu】Kinh tế Việt Nam 2023 “vững tay chèo” 正文

【xem đội hình ra sân trước trận đấu】Kinh tế Việt Nam 2023 “vững tay chèo”

来源:Empire777 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-11 01:32:29
Tạo môi trường đầu tư – kinh doanh tốt nhất cho kinh tế tăng trưởng bền vững Nhiều điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam Kinh tế Việt Nam là điểm sáng trong “bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu
Kinh tế Việt Nam 2023 “vững tay chèo”
Biểu đồ GDP

Giữ ổn định nền kinh tế trước những “cơn gió ngược”

Ngay từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đất nước ta đứng trước rất nhiều khó khăn, có những khó khăn chưa có tiền lệ.

Đại dịch Covid-19 kéo dài gây hậu quả nặng nề, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine diễn biến phức tạp; hầu hết các chuỗi cung ứng bị đứt gãy; lạm phát tăng cao, các nước thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất, dẫn đến suy giảm tăng trưởng và gia tăng rủi ro trên các thị trường tài chính, tiền tệ,... đã tác động, ảnh hưởng sâu sắc đến an ninh chính trị, kinh tế, xã hội trên phạm vi toàn cầu.

Ở trong nước, dưới tác động của tình hình thế giới và hậu quả nặng nề của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ..., kinh tế - xã hội nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn, rất gay gắt, nặng nề; hầu hết các ngành, các lĩnh vực đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng; đòi hỏi vừa phải tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp mới phát sinh, vừa phải xử lý các yếu kém, tồn đọng kéo dài từ nhiều năm trước để lại...

Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam qua nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, TS. Nguyễn Công Dũng, Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam cho biết, trong bối cảnh có quá nhiều khó khăn, thách thức đó, Đảng ta tổ chức nhiều hội nghị quan trọng, có tính chất chiến lược. Điểm nhấn quan trọng chính là 6 hội nghị toàn quốc về 6 lĩnh vực đã được tổ chức ngay trong năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Ngay sau đó, lần đầu tiên Bộ Chính trị đã ban hành 6 Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 vùng chiến lược trên cả nước với thông điệp rất rõ nét. Đó là, tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong nhận thức và hành động phát triển nhanh và bền vững cho tương xứng với tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương trong vùng. Đáng chú ý, trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 36 Nghị quyết và 54 Kết luận, trong đó có nhiều Nghị quyết, Kết luận liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội, từ đó thúc đẩy phục hồi phát triển kinh tế. Điểm đặc biệt của các Nghị quyết, Chỉ thị được ban hành trong nhiệm kỳ này là rất nhanh đến với cơ sở, tạo nên tính đồng bộ và toàn diện để nhanh chóng đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống.

PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng đánh giá, giữa tình hình bất ổn của kinh tế thế giới trong 3 năm gần đây, Việt Nam vẫn tăng trưởng, kinh tế vi mô ổn định là một thành công lớn. “Trong bối cảnh sóng gió và biến động như vậy, bên cạnh việc kiên định những cái ‘bất biến’, Việt Nam vẫn có những biện pháp ‘ứng vạn biến’, nhờ đó từ Đại hội XIII đến nay, không gian phát triển của Việt Nam đã được mở rộng, không bị ‘đóng cứng’ như trước”, PGS.TS Trần Đình Thiên nhận định.

Vì vậy, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng kinh tế nước ta vẫn đạt được những kết quả tích cực. Việt Nam là một điểm sáng trong “bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 2,56%, trong khi nhiều nền kinh tế trên thế giới tăng trưởng âm; tăng trưởng kinh tế năm 2022 đạt 8,02%, cao hơn nhiều so với mục tiêu đạt 6 - 6,5% và là mức cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2022, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế lớn thứ tư của ASEAN và thứ 40 của thế giới, quy mô thương mại quốc tế nằm trong TOP 20 của thế giới, là một trong những nền kinh tế được đánh giá là năng động và có độ mở cao nhất thế giới. Thực tế chứng minh, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, sản xuất, đời sống của người dân, người lao động trên cả nước gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam cũng kiểm soát rất tốt tình hình lạm phát, trong khi nhiều nước và khu vực trên thế giới lạm phát tăng cao (đều trên 10%). Dự báo năm 2023, tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 5%, mặc dù thấp hơn chỉ tiêu đề ra (khoảng 6,5%) nhưng vẫn là mức khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Đồng bộ các giải pháp

Bên cạnh những kết quả đạt được, cơ cấu kinh tế Việt Nam chưa có nhiều thay đổi; năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, năng suất lao động bình quân 3 năm 2021 - 2023 tăng 4,36-4,69%, thấp hơn mức 6,26% của 3 năm 2016-2018, năng lực tự chủ và khả năng chống chịu của nền kinh tế còn nhiều hạn chế. Các chương trình phục hồi và các chương trình mục tiêu quốc gia có tiến bộ nhưng không đồng đều và còn chậm... Những bất cập tích tụ kéo dài của các thị trường đất đai, bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp dù được quan tâm xử lý nhưng cần thời gian phục hồi. Sản xuất công nghiệp tiếp tục gặp khó; phát triển liên kết vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị bước đầu có chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn bất cập, một số tỉnh, thành phố vẫn phát triển theo tư duy kinh tế cục bộ, địa phương; cơ chế điều phối, hợp tác phát triển vùng chưa mang lại nhiều kết quả. Thu hút FDI mới, công nghệ cao, công nghệ nguồn và chuyển giao công nghệ gặp nhiều khó khăn, giải ngân đầu tư công không đạt kế hoạch...

PGS.TS. Vũ Trọng Lâm, Giám đốc-Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cũng khẳng định, sau nửa nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng, nền kinh tế nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức lớn. Mặt khác, trên thế giới, cạnh tranh chiến lược, cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại tiếp tục diễn ra gay gắt. Để hoàn thành được chỉ tiêu tăng trưởng GDP bình quân 6,5%/năm trong giai đoạn 5 năm (2021-2025) như đã đề ra từ đầu nhiệm kỳ, tăng trưởng bình quân 3 năm (2023-2025) phải đạt khoảng 7,3%/năm. Đây là mức rất cao, đòi hỏi phải có sự quyết tâm rất cao và nỗ lực rất lớn mới có thể đạt được.

“Dự báo, thị trường tài chính - tiền tệ, thị trường bất động sản, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp còn diễn biến rất phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Thanh khoản của một số ngân hàng thương mại yếu kém và doanh nghiệp, dự án lớn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở một số ngành, lĩnh vực có xu hướng suy giảm; nhiều doanh nghiệp phải giảm nhân công, giảm giờ làm, cho người lao động nghỉ việc; đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng thu ngân sách nhà nước có dấu hiệu suy giảm”, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm cho biết thêm.

Đồng tình với quan điểm trên, PGS.TS Trần Đình Thiên cũng cho rằng, vẫn còn nhiều vấn đề bất cập trong nội tại nền kinh tế cần đánh giá, nghiên cứu và đưa ra giải pháp. Nếu đánh giá đúng sẽ nhận diện được những vấn đề lớn trong phát triển. Bên cạnh đó, từ việc nhiều tập đoàn công nghệ gần đây vào Việt Nam tìm hiểu cơ hội và đặt nền móng đầu tư, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, cần thay đổi cách tiếp cận để định hình chiến lược, tìm giải pháp hiệu quả hơn trong nửa nhiệm kỳ sau và nhiệm kỳ tới. Đồng thời, triển khai cải cách về thể chế, chính sách cần căn cơ hơn.

Để đạt được mục tiêu chung của cả nhiệm kỳ Đại hội XIII, nhiều ý kiến cho rằng, trước hết cần chủ động phân tích, dự báo diễn biến các thị trường để kịp thời ứng phó phù hợp; tiếp tục bình ổn, lành mạnh hóa các thị trường từ chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, xăng dầu... nhằm củng cố niềm tin nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân. Đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ dự án, giải phóng mặt bằng, cải cách mạnh mẽ thủ tục hành chính; kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong triển khai, chú trọng cơ cấu lại nền kinh tế nhằm thu hút và phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn.

Trong bối cảnh mới, đòi hỏi chúng ta phải phát huy thật tốt những kết quả, bài học kinh nghiệm đã đạt được, khắc phục những hạn chế, yếu kém còn tồn tại, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới, nỗ lực phấn đấu, tranh thủ mọi thời cơ, thuận lợi; vượt qua mọi khó khăn, thách thức, để triển khai thực hiện thắng lợi các chương trình, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra cho nửa cuối của nhiệm kỳ”, PGS-TS Trần Đình Thiên nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính: Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2024 khoảng 6-6,5%
Kinh tế Việt Nam 2023 “vững tay chèo”

Năm 2024, tình hình thế giới dự báo tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường; tăng trưởng kinh tế, thương mại, đầu tư toàn cầu tiếp tục xu hướng chậm lại. Ở trong nước, chúng ta có những thuận lợi rất cơ bản, nhưng nền kinh tế tiếp tục chịu “tác động tiêu cực kép” từ những yếu tố bất lợi bên ngoài và những hạn chế, bất cập bên trong; thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn, nhất là trong điều hành kinh tế vĩ mô, vừa phải kiểm soát lạm phát, vừa phải thúc đẩy tăng trưởng.

Trong 15 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường năm 2024, mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.700-4.730 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1-24,2%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4-4,5%. Dự toán thu ngân sách nhà nước tăng khoảng 5%; bội chi ngân sách nhà nước dưới 4% GDP.

Để đạt các mục tiêu, có nhiều nhiệm vụ giải pháp lớn được đặt ra trong năm 2024 và thời gian tới. Theo đó, tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả; phối hợp đồng bộ, hài hòa, chặt chẽ với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách khác; tiếp tục phấn đấu giảm mặt bằng lãi suất cho vay; tập trung tín dụng cho các động lực tăng trưởng (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu), các lĩnh vực ưu tiên; triển khai hiệu quả các gói tín dụng ưu đãi hiện có và nghiên cứu bổ sung các gói mới; phấn đấu tăng trưởng tín dụng năm 2024 khoảng trên 15%.

Tập trung khắc phục hạn chế, bất cập đã được chỉ ra, đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, các Chương trình mục tiêu quốc gia ngay từ đầu năm; bảo đảm tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% kế hoạch. Trình Quốc hội ban hành các Nghị quyết thí điểm về phân cấp trọn gói, cơ chế, chính sách phù hợp thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia cho cấp huyện.

Thực hiện hiệu quả tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước; kiểm soát chặt chẽ bội chi, nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ trong giới hạn cho phép của Quốc hội. Dự toán thu ngân sách nhà nước 2024 tăng khoảng 5% so với thực hiện năm 2023 để ưu tiên tăng cho đầu tư phát triển. Trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế, phí, lệ phí; ban hành kịp thời các chính sách phù hợp, hiệu quả liên quan đến thuế tối thiểu toàn cầu.

Tập trung thực hiện hiệu quả, thực chất cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển nhanh, nhưng phải bền vững. Phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thương mại điện tử, các ngành, lĩnh vực mới nổi...

(Lược ghi Báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023; dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trình bày trước Quốc hội ngày 23/10/2023).

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương: Ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam 2023 “vững tay chèo”

Năm 2024, Quốc hội đã quyết nghị ưu tiên tập trung thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước nội dung ổn định kinh tế vĩ mô. Điều đó cho thấy quyết tâm của toàn hệ thống cũng như của Chính phủ về việc thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, phục hồi và bù đắp lại những hạn chế, giảm sút trước đây do tác động khách quan của đại dịch Covid-19 cũng như các tác động của kinh tế thế giới trong năm 2023.

Các kết quả cuối năm 2023 cơ bản rất tích cực, mặc dù không đạt những mục tiêu cao như kỳ vọng hay đặt ra ban đầu, nhưng trong bối cảnh quốc tế, khu vực như hiện nay thì kết quả như vậy là rất tích cực, tạo đà tốt cho việc triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2024.

Bên cạnh đó, qua rà soát các động lực tăng trưởng kinh tế cho thấy cả 3 mặt về đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng đều có cơ hội tăng trưởng tốt trong năm 2024; xuất khẩu đang có đà phục hồi tháng sau tốt hơn tháng trước, dần dần lấy lại đà tăng trưởng xuất khẩu.

Trong lĩnh vực đầu tư-lĩnh vực hết sức quan trọng, cả 3 mặt: đầu tư nhà nước, đầu tư FDI, đầu tư tư nhân, cơ hội đầu tư trong năm 2024 là khá tốt, đặc biệt là thu hút đầu tư FDI, do các kết quả của ngoại giao kinh tế năm 2023 đem lại.

Đầu tư tư nhân mặc dù năm 2023 gặp rất nhiều khó khăn, tác động của các bất cập thị trường trong nước như thị trường vốn, trái phiếu doanh nghiệp, chứng khoán, nhưng qua đánh giá sơ bộ cho thấy năm 2024, khả năng phục hồi và hoạt động trở lại của các thị trường này khá tốt. Như vậy, kích thích được đầu tư trong nước gắn với phục hồi thị trường xuất khẩu có thể khởi sắc hơn.

Qua rà soát cho thấy khả năng thực hiện mục tiêu 6-6,5%, mặc dù tương đương với mức bình quân chung mục tiêu đặt ra của cả 5 năm 2021-2025 nhưng đây là một nhiệm vụ khó, bởi năm 2024 vẫn còn tiếp tục các khó khăn mà đến nay chưa thể dự báo được.

热门文章

1.6629s , 7683.5 kb

Copyright © 2025 Powered by 【xem đội hình ra sân trước trận đấu】Kinh tế Việt Nam 2023 “vững tay chèo”,Empire777  

sitemap

Top