【danh sách vua phá lưới la liga】Lương tối thiểu: 'Doanh nghiệp dùng bảng lương tối thiểu chỉ để tính BHXH'
Ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN,ươngtốithiểuDoanhnghiệpdùngbảnglươngtốithiểuchỉđểtídanh sách vua phá lưới la liga Phó Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia - trao đổi với PV Dân trí về đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 cũng như việc phân tích sâu hơn về căn cứ tính lương tối thiểu.
Thưa ông, Tổng LĐLĐ VN cho rằng việc tăng thêm 550.000 đồng/mức cho lương tối thiểu vùng năm 2016 là điều doanh nghiệp có thể chịu được. Ông có thể giải thích rõ hơn điều này?
- Doanh nghiệp thường xây dựng 2 hệ thống bảng lương. Một bảng lương dùng để đóng BHXH, họ chỉ để mức lương bằng hoặc cao hơn một chút so với mức lương tối thiểu. Một bảng lương để họ thực trả cho người lao động, bảng này chi tổng thu nhập của người lao động.
Nếu mức thực trả của doanh nghiệp cho người lao động chỉ bằng mức lương tối thiểu thì chắc chắn người lao động không thể chấp nhận được.
Căn cứ vào kết quả khảo sát của Tổng LĐLĐ VN tháng 4-5 vừa qua và báo cáo của các LĐLĐ hàng năm, doanh nghiệp tại Hà Nội trả cho người lao động trung bình từ 4.400.000 đồng/người/tháng, doanh nghiệp tại TP HCM là 4.900.000 đồng/người/tháng.
Trong khi đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2015 quy định cho khu vực 1 (TP Hà Nội, TPHCM là 3.100.000 đồng/người/tháng).
Thống kê của Công đoàn Cty TNHH ToTo VN (KCN Thăng Long, Hà Nội) cho thấy, chi phí cho 1 công nhân độc thân đã phải chi tiêu tối thiểu 4.150.000 đồng, nhưng mức lương tối thiểu vùng mới ở mức 3.100.000 đồng. Vậy lấy đâu ra 1.050.000 đồng? Doanh nghiệp đã trả thêm cho người lao động và được hạch toán vào giá thành.
Như vậy, khoản tiền 4.400.000 - 4.900.000 đồng đó doanh nghiệp báo cáo với cơ quan thuế để quyết toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp, thực chất là tiền lương. Họ bóc tách ra thành các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp đi lại, phụ cấp nhà ở... Doanh nghiệp lợi dụng được phần 22 % đóng BHXH, BHYT, BHTN của phần vênh ra.
Với đề xuất của chúng tôi đưa ra mức tăng thêm 550.000 đồng/mức, mức lương tối thiểu vùng 1 sẽ là: 3.100.000 đồng (mức hiện nay) + 550.000 = 3.600.000 đồng.
Mức 3.600.000 đồng này vẫn còn thấp hơn mặt bằng 4.400.000 đồng mà các doanh nghiệp đang trả tại vùng Hà Nội hoặc 4.900.000 đồng ở TP HCM.
Thực ra, yếu tố tăng thêm tiền lương tối thiểu chỉ làm tăng thêm tỉ lệ đóng góp theo quy định 24% mà doanh nghiệp phải đóng cho người lao động khi tham gia BHXH, BHYT, BHTN. Nhưng tỉ lệ này cũng rất ít.
Ông Mai Đức Chính - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ VN, Phó Chú tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia.
Đối tượng chịu tác động trực tiếp và gián tiếp của tăng lương tối thiểu vùng? Theo ông Bùi Sỹ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy Ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội: “Quý 1/2015, tỉ trọng người lao động làm công ăn lương ở VN mới chiếm 37,8% trong tổng số lao động có việc làm, tương đương 19,8 triệu lao động. Nghiên cứu trong tháng 7 của Văn phòng Tổ chức lao động Quốc tế tại VN, cả nước có khoảng gần 55% người lao động làm công ăn lương có thời gian làm việc dưới 5 năm”. |
Kết luận số 63 của Ban Chấp hành Trung ương ngày 23/5/2013 chỉ đề cập rằng, tùy theo điều kiện kinh tế xã hội để đẩy nhanh mức tiền lương tối thiểu tiến tới đáp ứng mức sống tối thiểu. Vậy cơ sở nào để Tổng LĐLĐ VN cho rằng việc xây dựng lộ trình tăng lương tối thiểu vùng tới năm 2017 phải hoàn tất, thưa ông?
- Luật BHXH năm 2014 đã quy định, từ 1/1/2018 mức đóng BHXH bằng tổng thu nhập của người lao động (tiền lương, phụ cấp mức lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động). Nếu tăng theo mức 550.000 thì mới đáp ứng 89 % và tới năm 2017, mức tăng đạt được 100 %.
Mặt khác, Điều 91 Luật Lao động năm 2012 đã quy định, mức lương tối thiểu phải đáp ứng mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Luật này có hiệu lực từ 1/5/2013. Mặc dù chúng ta đã chấp nhận lộ trình thực hiện vài năm rồi nhưng tại sao phải tới năm 2020 - đề xuất của VCCI.
Theo tôi, năm 2015 tiền lương tối thiểu chỉ đáp ứng 70% nhu cầu sống tối thiểu.
Năm 2014, chúng ta còn tăng được hơn 14 %, vậy tại sao năm 2015 các điều kiện kinh tế phát triển nhưng lại thụt lùi?
Cần phải nói thêm, từ năm 2018, việc tăng lương tối thiểu vùng mới có thể được hiểu đúng nghĩa. Theo quy định của Bộ LĐ-TB&XH, việc tăng lương tối thiểu vùng còn phụ thuộc vào các yếu tố: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, giá cả hàng tiêu dùng thị trường, năng suất lao động và giá nhân công trên thị trường. Thời điểm hiện nay phải cộng thêm một tỉ lệ tăng giữa tiền lương tối thiểu để đủ sống .
Một trong những lý do của VCCI nhằm bảo vệ phương án tăng 10 % mức lương tối thiểu vì có tới 70 % doanh nghiệp làm ăn không có lãi, ông có ý kiến gì về điều này?
- Tôi không hiểu VCCI lấy con số đó ở đâu. Việc doanh nghiệp có lãi hay không phải để cơ quan thuế trả lời. Khi nào Tổng cục thuế thông báo con số đó thì chúng tôi mới coi là con số thực. Mặt khác, chúng ta cũng thừa biết biết thực tế nhiều doanh nghiệp FDI đã thực hiện việc chuyển giá, họ cứ báo lỗ thì xử lý làm sao?
Nếu doanh nghiệp lỗ thì đã chắc chắn không thể tồn tại rồi. Còn nếu cứ nói “vống” như thế thì ai xác thực việc đó ngoài chính doanh nghiệp?
Năm 2014, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 lên trên 14 %. Mức lương tối thiểu vùng năm 2015 áp dụng ở 4 vùng là: Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng; Vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; Vùng III: 2.400.000 đồng/tháng; Vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng. Mức lương này cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2014 từ 250.000-400.000 đồng/vùng. |
Liên quan tới yếu tố kỹ thuật trong tính toán lương tối thiểu, việc Hiệp hội dệt may cho rằng hệ số của người đi kèm chỉ nên tính là 0.5, phù hợp với các nước xung quanh. Nhưng thực tế VN đang tính là 0,7, thưa ông?
- 0,5 % là con số xa rời thực tế. Tổng LĐLĐ VN, Tổng cục thống kê và Bộ LĐ-TB&XH đều thống nhất con số là 1 người nuôi 1 người đi kèm. Và chi phí cho người đi kèm này bằng 0,7% của lao động chính. Trong khi đó, Hiệp hội dệp may đưa ra chỉ 0,5%.
Chúng ta hay thử lấy ví dụ, việc nuôi một đứa trẻ cần có tiền sữa, tiền đi nhà trẻ, tiền học hành, bệnh viện … Chi phí này còn cao hơn con số 70 % mức lương tốt thiểu so với mức sống tối thiểu mà chúng tôi khảo sát.
Chưa kể việc tính toán chi phí thực phẩm của người lao động, chúng ta cần căn cứ vào chi phí giá của 45 mặt hàng thiết yếu, mức tiêu thụ phải trên 2.300 Calo.
Ngoài ra, sự chênh lệch về nhu cầu thực phẩm giữa vùng miền núi và đô thị có sự khác nhau. Ở thành phố, nhu cầu thực phẩm không quan trọng. Nhưng ở miền núi, các điều kiện văn hóa tinh thần còn thiếu thì nhu cầu thực phẩm lại cao hơn. Chi phí về thực phẩm ở miền núi khoảng 55 % tổng chi phí tối thiểu, còn lại là 45 % là văn hóa, tinh thần.
Ở đô thị, nhu cầu về thực phẩm chỉ 35 %, còn lại về văn hóa, tinh thần chiếm tới 65% (chi phí đám cưới, quần áo, học hành, giải trí…). Như vậy, phải tính thực tế chứ cứ "ang áng" bằng 50 % thì không được.
“Hội đồng tiền lương Quốc gia cho rằng nếu tăng lương như vậy thì có doanh nghiệp đóng cửa. Tôi cho rằng cũng cần thiết phải như thế. Chúng ta đang phải cơ cấu và quản trị lại. Chúng ta đang cơ cấu lại nền kinh tế, chúng ta phải chấp nhận thực tế, ai không “sống” được thì phải đi tìm con đường khác. Tại sao doanh nghiệp FDI phát triển? Vì họ quản trị tốt, năng suất lao động tốt. Còn doanh nghiệp cứ vin vào năng suất thấp để đưa ra mức lương thấp” - ông Mai Đức Chính nói. |
Xin cảm ơn ông!
Theo Dân trí
Các chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 7/2015
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- Ricoh ra mắt mẫu camera có khả năng quay video 360 độ 4K
- Nguyên nhân khiến ô tô lỗi cảm biến khí thải
- Kinh doanh thực phẩm có nguồn gốc nước ngoài nhưng không ghi rõ nhãn hàng hóa
- Dù đã bị nghiêm cấm và xử phạt, thuốc lá điện tử vẫn được bày bán trên mạng
- HLV Kim Sang
- Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- Novaland đồng hành cùng ngành y tế trong công tác phòng chống dịch Covid
- Sạc xe điện không dây đầu tiên trên thế giới vừa ra mắt có gì đặc biệt
- Chậm xử lý lỗi áp suất dầu phanh ô tô tài xế có thể đổi bằng tính mạng
- Quốc lộ 2 đoạn qua Tuyên Quang ngập sâu, giao thông ùn tắc
- Ô nhiễm không khí trong nhà
- Lưu ý cách nhận biết hàng chính hãng trên các trang thương mại điện tử
- Nguy cơ gian lận khi lưu giữ chung hàng hóa xuất nhập khẩu với hàng hóa nội địa
-
Tạo cơ hội cho phụ nữ yếu thế khởi nghiệp
Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Đức Hòa trao tặng 20 phần quà cho phụ nữ có hoàn cảnh khó khăntrong Hội n ...[详细] -
Bánh trung thu 2.000 đồng/chiếc, giật mình hàng Trung Quốc thượng hạng
Vài năm trở lại đây, cứ cận kề Rằm tháng 8,bánh trung thu Trung Quốclại đ ...[详细] -
Hàng loạt kính mắt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Chanel bị tạm giữ
Vào lúc 20h ngày 18/6/2020, Đội QLTT số 2 - Cục QLTT Thái Nguyên p ...[详细] -
Cảnh báo những nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe từ thực phẩm đóng hộp
Đồ hộp là thực phẩm luôn được ưu tiên sử dụng trong những chuyến đi xa, những l&u ...[详细] -
Giá iPhone 16 series đầu năm 2025 tiếp tục giảm
Dịp này, iPhone 16 Pro và iPhone 16 Pro Max được các AAR giảm giá thêm tới 1,5 triệu đồng so với thá ...[详细] -
Thói quen lái xe cẩu thả của nhiều tài xế Việt khiến xe nhanh hỏng, mất an toàn
Không sử dụng các phím tắt gắn trên vô lăngCó nhiều tà ...[详细] -
Phát huy vai trò của khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu càng đòi hỏi c&aacut ...[详细] -
Chống hàng giả, hàng lậu: Liệu có phải ‘trên nóng, dưới lạnh’?
Chấn động kho hàng lậu quy mô “khủng”Livestream bán hàng l&ag ...[详细] -
Israel tấn công kho đạn ở Damascus khiến ít nhất 17 người thiệt mạng
Khói lửa bốc lên sau một cuộc không kích của ...[详细] -
Vĩnh Long: Tạm giữ ô tô vận chuyển 12.500 bao thuốc lá điếu nhập lậu
Lực lượng chức năng kiểm tra hàng hóa vi phạm. Ảnh: TTXVN. ...[详细]
Đoàn xe phân khối lớn đi vào cao tốc: CSGT đề nghị 24 chủ xe đến cơ quan công an
Thanh Hóa: Ngăn chặn hơn nửa tấn thịt lợn ôi thiu đang trên đường mang đi tiêu thụ
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện từ ngày 23
- Ngang nhiên bán băng vệ sinh giả nhãn hiệu
- Gần 3.000 bao thuốc lá nhập lậu bị thu giữ tại khu vực phía Nam
- Bình Dương: Tịch thu 800 bình ắc quy nhập lậu ở cửa hàng Reng Feng
- Viettel đã “đưa” 5 Bộ, ngành lên cổng thông tin một cửa quốc gia
- ‘Gian dối’ về chất lượng, sản phẩm Procumin vẫn được tung hô để ‘bẫy’ người tiêu dùng?
- Sau khi xuất khẩu sang Úc, sầu riêng Việt Nam bán 'đắt như tôm tươi'