| Hà Nội: Vi phạm an toàn thực phẩm vẫn nhức nhối | | Lo lắng an toàn thực phẩm mùa lễ hội |
Báo cáo kết quả công tác đảm bảo ATTP Tết Nguyên đán Canh Tý và mùa lễ hội Xuân năm 2020 cho thấy,ềuhạnchếtrongcôngtácthanhtraantoànthựcphẩkeo ty le bong da truc tiep Thanh tra Sở Y tế Hà Nội và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 69 cơ sở, trong đó có 50 cơ sở dịch vụ ăn uống, 19 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua đó, phát hiện 10 cơ sở vi phạm ATTP, tiến hành xử lý vi phạm hơn 110 triệu đồng. | Đoàn kiểm tra liên ngành TP. Hà Nội đang tiến hành kiểm tra thực phẩm. |
Sở NN&PTNT Hà Nội thanh tra, kiểm tra tại 24 tổ chức kinh doanh vật tư nông nghiệp và ATTP. Qua kiểm tra đã phát hiện 5 cơ sở hành vi vi phạm như Hàng hóa không có nguồn gốc xuất xứ, thiếu thông tin trên nhãn sản phẩm…, xử phạt vi phạm hành chính 16 triệu đồng. Trong 15 ngày ra quân (từ ngày 15/12 đến 31/12/2019), Công an TP đã phát hiện và phối hợp kiểm tra 355 vụ việc vi phạm các quy định về ATTP. Trong đó, chủ yếu là hành vi vận chuyển, kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có hóa đơn chứng từ; tạm giữ 25 tấn đùi gà hun khói, trong đó có 12 tấn đã hết hạn sử dụng; 6,7 tấn thực phẩm các loại: Lưỡi vịt, tràng động vật, trứng non, lườn ngỗng hun khói; 3,8 tấn nấm hương, 30 tấn hàng hóa (quần áo, giày dép, đồ chơi các loại); 30 tấn bánh kẹo các loại, ô mai, hoa quả sấy… Tuyến quận, huyện, thị xã tiến hành thanh tra, kiểm tra 3.131 cơ sở, trong đó phát hiện 492 cơ sở vi phạm, phạt tiền 412 cơ sở với số tiền hơn 448 triệu đồng và đóng cửa 2 cơ sở. Dù đạt được nhiều kết quả nhất định song theo Chi Cục trưởng Chi cục ATTP Hà Nội Trần Ngọc Tụ, do quy trình thanh tra nhiều bước, nhiều thủ tục hành chính nên khi địa phương triển khai còn lúng túng, nhất là tuyến xã, phường, thị trấn. Chi cục trưởng Chi cục ATTP Hà Nội thừa nhận, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn. Các cán bộ làm công tác ATTP là cán bộ kiêm nhiệm chưa quy định chức danh, chưa được đào tạo chuyên sâu về chuyên ngành nên gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. “Đối tượng thanh tra, kiểm tra bảo đảm công tác ATTP phục vụ dịp Tết, lễ hội Xuân đa dạng như: Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, sử dụng nhiều trong dịp Tết cũng gây hạn chế trong công tác thanh, kiểm tra”, ông Tụ nêu. Liên quan đến công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm ATTP, tại nhiều cuộc họp, ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo công tác an toàn thực phẩm của TP đề nghị các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các xã, phường, thị trấn rà soát các cơ sở kinh doanh, chế biến thực phẩm trên địa bàn để phân loại rõ nơi nào có nguy cơ cao cần tập trung thanh tra, kiểm tra. Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền, các địa phương phải vào cuộc quyết liệt, quá trình thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thực chất. Cụ thể, tuyến quận, huyện, thị xã phải kiểm tra được ít nhất 25%; tuyến xã, phường, thị trấn phải kiểm tra ít nhất 50% số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn. Ông Nguyễn Khắc Hiền yêu cầu, việc thanh tra phải minh bạch, xử phạt phải công minh và nếu cơ sở, doanh nghiệp không đồng ý kết quả thanh tra phải tiến hành xem xét, thanh tra lại. Mục đích là ngăn chặn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nguy cơ gây hại tới sức khỏe người dân từ thực phẩm bẩn. "Trong quá trình thanh tra, chính quyền địa phương cần tăng cường tuyên truyền không chỉ cho cơ sở, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm, mà cho cả người tiêu dùng, tiến tới thay đổi hành vi, ý thức chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm", Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nêu. |