【bóng đá lịch thi đấu c2】Khám phá những miền di sản tinh hoa tại Làng văn hóa

作者:Thể thao 来源:World Cup 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-10 22:43:10 评论数:
Chú thích ảnh
Tổ chức các hoạt động tháng 11 “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”. Ảnh: langvanhoavietnam.vn

Sự kiện giới thiệu tới công chúng nhiều hoạt động đặc sắc,ámphánhữngmiềndisảntinhhoatạiLàngvănhóbóng đá lịch thi đấu c2 tôn vinh di sản văn hóa dân tộc, làm phong phú thêm các hoạt động Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2024.

Đại diện Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, chương trình tháng 11 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam có nhiều hoạt động. Trong đó, hoạt động điểm nhấn “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc” gồm các hoạt động được tổ chức theo cụm làng dân tộc, tôn vinh sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, truyền thống gắn bó, sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau trong cộng đồng.

Cụ thể, chương trình hoạt động tại cụm làng của các dân tộc phía Bắc với không gian văn hóa của các nhóm đồng bào Tày, Nùng (Thái Nguyên), Mông (Hà Giang), Dao (Hà Nội), Mường (Hòa Bình), cùng các hoạt động diễn xướng, dân ca dân vũ, dân nhạc đặc trưng như hát Then, đàn Tính của các dân tộc Tày, Nùng; múa khèn của dân tộc Mông, trình diễn chiêng Mường... Chương trình có một không gian thuận lợi để tổ chức các hoạt động dân ca dân vũ, trò chơi dân gian, trải nghiệm văn hóa có sự tham gia, tương tác của du khách như ném pao, đi cà kheo, bập bênh... Du khách có thể thưởng thức các món ăn ẩm thực đặc sắc của đồng bào các dân tộc được chế biến từ các nguyên liệu tự nhiên, đặc sắc như xôi màu, thịt lợn hấp, gà nướng, thịt trâu hun khói, măng rừng...

Tại không gian các làng dân tộc Tà Ôi, Ba Na, Xơ Đăng, Gia Rai, Cơ Tu, Raglai, Ê Đê..., nhóm đồng bào các dân tộc Tây Nguyên giới thiệu tới công chúng hoạt động trình diễn nhạc cụ truyền thống, dân ca dân vũ, truyền dạy về nhạc cụ dân tộc truyền thống, các hoạt động trò chơi dân gian. Qua đó kết nối du khách, cộng đồng các dân tộc tăng cường tinh thần giao lưu, học hỏi, đoàn kết nhau cùng phát triển.

Tại không gian làng dân tộc Khmer, chùa Khmer, tháp Chăm... diễn ra các hoạt động trình diễn sắc màu văn hóa của các nhóm đồng bào Nam Bộ gồm có dân tộc Khmer (Sóc Trăng) giới thiệu nét di sản văn hóa nghệ thuật Rô băm; Rom vông, lâm lêu... Giới thiệu trang phục truyền thống, nghề thủ công, các món ăn miền Tây Nam bộ... kết hợp với tín ngưỡng ngôi chùa Khmer Nam Tông, tháp của đồng bào Chăm.

Cũng trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp tổ chức các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” từ ngày 15 - 24/11. Nhiều sự kiện ‎ý nghĩa sẽ diễn ra như: Lễ khai mạc Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024 và Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII, năm 2024. Ngoài ra, còn có Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với các hoạt động trình diễn, giao lưu, giới thiệu văn hóa của các dân tộc…

Nhóm các nhóm đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật đặc sắc hưởng ứng Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024. Gồm có các hoạt động dân ca dân vũ, trò chơi dân gian gắn kết giữa các nhóm đồng bào và du khách trong việc giới thiệu quảng bá nét văn hóa dân tộc bản địa cũng như tạo nên khối đoàn kết đồng lòng cùng phát triển. Giới thiệu về nghề thủ công truyền thống và những sản phẩm mang tính ứng dụng và sinh hoạt, giúp du khách hiểu, trải nghiệm quy trình của các nghệ nhân được thao tác một trong những công đoạn của quy trình ấy và mua những sản phẩm bà con tự làm. Giao lưu văn nghệ và trình diễn các loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống tiêu biểu của các dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng như: đàn Chapi, đàn đá, hát những ca khúc về Tây Nguyên, trải nghiệm trò chơi dân gian truyền thống. Giới thiệu, truyền dạy về nhạc cụ truyền thống của các nhóm đồng bào dân tộc; tìm hiểu văn hóa ẩm thực và thưởng thức các món ăn đặc sắc của đồng bào dân tộc Mường, Dao, Tày, Nùng, Thái, Khơ Mú.../.