Nhiều biện pháp trừng phạt nhằm cô lập Nga của Mỹ và EU kể từ khi Matxcơva tấn công Ukraine đã tỏ ra kém hiệu quả. Không bên nào là người chiến thắng hoàn toàn trong cuộc xung đột Nga - Ukraine. Ảnh: TASS Đến thời điểm này,ừngphạtcủaphươngTynhằmvoNgađthấtbạchelsea trực tiếp Mỹ, Liên minh châu Âu (EU) và một số quốc gia liên quan đã áp đặt các lệnh trừng phạt “nặng tay” nhằm vào kinh tế Nga, với mục làm suy yếu kinh tế, ngoại giao của Matxcơva buộc nước này rút quân khỏi Ukraine. Theo đó, 5 lĩnh vực kinh tế trọng yếu gồm: năng lượng, vận tải, thương mại, tài chính và các cá nhân chủ chốt do Mỹ, phương Tây và các nước áp đặt trừng phạt Nga cứ liên tục gia tăng theo thời gian. Đây được xem là biện pháp chính để làm suy yếu kinh tế Nga buộc Matxcơva từng bước nhượng bộ và rút quân khỏi Ukraine. Tuy nhiên, đến thời điểm này, những lệnh trừng phạt nhằm cô lập Nga vẫn chưa đạt được mục tiêu đề ra. Sau các lệnh trừng phạt Nga, Mỹ, EU và nhiều quốc gia khác đã đi tiếp “nước cờ hiểm” là cung cấp vũ khí kể cả vũ khí hạng nặng cho Ukraine chống lại Nga để bảo vệ lãnh thổ, kéo dài cuộc chiến nhằm làm suy yếu dần lực lượng tấn công của Matxcơva theo thời gian. Tuy nhiên, động thái này không chỉ không làm Nga suy yếu mà trên chiến địa lợi thế đang nghiêng về phía Nga. Giới phân tích cho rằng, việc cấm vận hàng hóa của Nga vào Mỹ và EU chỉ có tác động nhỏ trong thời gian ngắn, bởi lẽ còn quá nhiều quốc gia ở phương Đông và châu Phi có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa của Nga. Chính điều này đã tạo điều kiện để Nga chuyển hướng chiến lược ngoại giao sang các quốc gia Trung Đông và châu Phi. Theo đó, Nga đã bật đèn xanh cho thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc tại Biển Đen - thỏa thuận lớn đầu tiên giữa Matxcơva và Kiev kể từ khi Nga mở chiến dịch tiến công quân sự vào Ukraine vào cuối tháng 2-2022. Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres nhận định: “Đây là một thỏa thuận của cả thế giới. Nó sẽ giúp ích cho các nước đang phát triển đang ở bên bờ phá sản và những người yếu thế đang đứng trước nguy cơ đói khát. Nó sẽ giúp ổn định giá lương thực toàn cầu vốn đã ở mức cao kỷ lục thậm chí trước cả chiến tranh”. Đây là thỏa thuận do Ukraine, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Liên Hiệp Quốc thương lượng đạt được. Thỏa thuận tạo ra khuôn khổ cho việc nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine ra toàn cầu. Giới chức Nga trước đó nhất quyết yêu cầu tàu bè Ukraine chở ngũ cốc ra khỏi nước này phải chịu sự kiểm tra của Hải quân Nga nhằm đề phòng các tàu bè đó có thể chở thiết bị quân sự trở lại Ukraine. Theo phiên bản cuối cùng của thỏa thuận, các tàu Ukraine khi quay trở lại nước này sẽ bị quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kiểm tra. Thỏa thuận này thực chất đầu tiên, dù là thông qua ủy nhiệm, giữa Nga và Ukraine kể từ khi cuộc chiến ở Ukraine nổ ra. Cùng thời gian này, Nga nhận được sự ủng hộ to lớn và công khai của Iran từ chuyến công du của Tổng thống Putin tới nước này vào hôm 19-7. Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei tuyên bố ủng hộ đầy đủ cho các hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine. Ông Khamenei cũng lên tiếng cho rằng: “Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một thực thể nguy hiểm. Phương Tây hoàn toàn chống đối một nước Nga mạnh mẽ và độc lập. Nếu tình thế thuận lợi cho NATO thì họ sẽ không biết đến giới hạn nào. Nếu họ không bị ngăn chặn ở Ukraine, sau này họ sẽ phát động một cuộc chiến tương tự ở Crimea”. Dịp này, Nga đã ký với Iran một thỏa thuận 40 tỉ USD với Công ty dầu mỏ quốc gia Iran (NTOC) để giúp các nhà sản xuất của Iran phát triển lĩnh vực dầu khí trên toàn quốc. Trong khi đó, Nga cũng đã phát triển mối quan hệ toàn diện với các nước châu Phi tiếp tục là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga. Đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov trong chuyến công du kéo dài 5 ngày tới châu Phi, với Ai Cập là chặng dừng chân đầu tiên. Từ những động thái trên cho thấy, Nga đã và đang trụ vững trước sức ép và sự cô lập của phương Tây, đồng thời mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia cả châu Á, Trung Đông và châu Phi. Điều này đồng nghĩa với việc phương Tây đã thất bại khi cô lập Nga. HN tổng hợp |