当前位置:首页 > Thể thao > 【bongdaplus.com】Chứng khoán hóa nợ xấu thành trái phiếu chính phủ: Phương án không cần ngân sách

【bongdaplus.com】Chứng khoán hóa nợ xấu thành trái phiếu chính phủ: Phương án không cần ngân sách

2025-01-25 14:34:56 [Cúp C1] 来源:Empire777

chung khoan hoa no xau thanh trai phieu chinh phu phuong an khong can ngan sach

Quá trình xử lý nợ xấu của Việt Nam cho thấy đó là một bức tranh hai màu sáng và xám. Ảnh: ST.

Phương án hợp lý

TheứngkhoánhóanợxấuthànhtráiphiếuchínhphủPhươngánkhôngcầnngânsábongdaplus.como báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 9-2016, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức 2,62% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, báo cáo từ Công ty quản lý tài sản các TCTD Việt Nam (VAMC) cũng cho biết, từ 2013 đến nay, VAMC đã mua được 25.062 khoản nợ tại 42 TCTD, với tổng dư nợ gốc 262.054 tỷ đồng, giá mua nợ là 227.848 tỷ đồng. Tuy nhiên, công tác thu hồi nợ mới đạt 37.983 tỷ đồng, chỉ chiếm 15% dư nợ gốc nội bảng.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Mạnh Hùng, Viện Chiến lược Ngân hàng (NHNN) cho rằng, từ năm 2012 đến 2015, ngành ngân hàng đã xử lý nợ xấu từ nguồn trích lập dự phòng tương đương với 31% vốn điều lệ bình quân cùng giai đoạn. Điều này khiến ROE (tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) toàn ngành giảm từ 12% trước năm 2010 xuống dưới 5% hiện nay. Nếu cứ tiếp tục yêu cầu trích dự phòng để xử lý nợ xấu với mức lớn như những năm qua, thì rủi ro lớn hơn là đổ bể hệ thống có thể xảy ra. Vì thế, đã đến lúc cần có các nguồn lực từ bên ngoài vào cuộc để xử lý nợ xấu.

Do đó, việc xử lý nợ xấu vẫn cần nhiều biện pháp để đạt được hiệu quả hơn nữa. Một trong số đó, theo PGS.TS. Đặng Ngọc Đức, Phó Viện trưởng Viện Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân, xử lý nợ xấu chỉ có thể được coi là triệt để và hiệu quả khi nợ xấu được bán cho các nhà đầu tư tư nhân trong nước và nước ngoài để có dòng tiền thực sự trả lại cho các TCTD. Vì thế, phương án xử lý khả thi và hiệu quả chính là chứng khoán hóa nợ xấu thành trái phiếu chính phủ (TPCP) để đưa vào giao dịch trên thị trường chứng khoán và sử dụng phiếu nợ chuyển đổi của các doanh nghiệp nợ xấu là tài sản đối ứng cho lượng TPCP đã phát hành.

“Theo đó, các doanh nghiệp có nợ xấu và không có khả năng trả nợ sẽ chịu trách nhiệm bằng cách phát hành phiếu nợ chuyển thành tài sản đối ứng với lượng TPCP. Các ngân hàng thương mại tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu bằng cách chấp nhận TPCP hoặc phiếu nợ chuyển đổi của doanh nghiệp, sau đó bán trái phiếu cho nhà đầu tư trong và ngoài nước theo nhu cầu sử dụng vốn”, ông Đức nói thêm.

Nhận xét về phương thức này, theo TS. Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, việc gắn mục tiêu phát hành TPCP và phiếu nợ chuyển đổi là sự công khai, minh bạch hóa phương thức xử lý nợ xấu. Nếu phương thức này được nghiên cứu thực hiện, không những nợ xấu được giải quyết triệt để, không ảnh hưởng đến tình trạng hiện tại của ngân sách Nhà nước mà còn không gây ra lạm phát và dòng tiền từ xử lý nợ xấu đi vào nền kinh tế cũng được kiểm soát.

Có khả thi?

Phát hành TPCP là phương thức huy động tối ưu lượng vốn nhàn rỗi trong dân cư và nền kinh tế để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển cũng như bù đắp thâm hụt của ngân sách Nhà nước.

Đối với xử lý nợ xấu, PGS.TS. Đặng Ngọc Đức cho rằng, việc mua TPCP của người dân, của các doanh nghiệp, của các TCTD và của các nhà đầu tư nước ngoài là hoàn toàn tự nguyện, đảm bảo quan điểm và các nguyên tắc xử lý nợ xấu cũng như không mang tính bao cấp, không tạo ra tiền lệ xấu như việc dùng tiền ngân sách để tái cấp vốn bù đắp cho doanh nghiệp hay các TCTD, vì TPCP sẽ được giao dịch trên thị trường chứng khoán, chiết khấu tại Kho bạc Nhà nước hay NHNN.

Mặt khác, TS. Nguyễn Đức Kiên nhận định, phương án chứng khoán hóa nợ xấu thành TPCP và phiếu nợ chuyển đổi góp phần tạo ra cơ chế xác định “giá cả” của nợ xấu theo thị trường. Nguồn trả nợ TPCP trong tương lai chính là nguồn thu của các doanh nghiệp sau khi ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh và có “tài sản đảm bảo” là phiếu nợ chuyển đổi do doanh nghiệp phát hành ra. Hơn nữa, đây là phương pháp kết hợp giữa chứng khoán hóa và phát triển thị trường mua bán nợ nên có độ khả thi và hiệu quả cao.

Trước đó, dư luận được dịp xôn xao trước thông tin Đề án tái cơ cấu hệ thống TCTD định đưa phương án dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Phương án này đã vấp phải nhiều sự phản đối của giới chuyên gia, bởi nguồn ngân sách đang hạn hẹp và không thể dùng tiền thuế của dân để gánh cho các ngân hàng yếu kém.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10, trả lời câu hỏi liên quan đến phương án xử lý nợ xấu, Phó Thống đốc NHNN cho biết, trong giai đoạn vừa qua NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu theo đúng chủ trương, định hướng, các đề án về tái cơ cấu các TCTD cũng như đề án về xử lý nợ xấu. Hiện NHNN đang thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện đề án Tái cơ cấu TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Đề án này sẽ được xây dựng trên cơ sở tổ chức đánh giá những kết quả trong giai đoạn vừa qua. Tất cả những giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc khó khăn và đề xuất những giải pháp mới để xử lý triệt để nợ xấu sẽ là những nội dung NHNN đang tích cực bàn trong nội bộ cũng như sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành để đưa ra giải pháp phù hợp.

“Về giải pháp xử lý nợ xấu bằng phương án chứng khoán hóa nợ xấu phát hành trái phiếu chính phủ, NHNN sẽ cân nhắc kĩ lưỡng những mặt thuận lợi và không thuận lợi khi thực hiện bất kì giải pháp nào. Ngay khi có kết quả sẽ công bố công khai”, bà Hồng cho hay.

Trong thời gian tới, tiếp tục nỗ lực xử lý nợ xấu cùng với quá trình tái cấu trúc hệ thống vẫn phải một điểm mấu chốt cần ưu tiên. Theo chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành, quá trình xử lý nợ xấu của Việt Nam là một bức tranh hai màu sáng và xám. Do đó, cần xác định vấn đề giải quyết nợ xấu là một việc làm không chỉ đặt trên vai NHNN, dù NHNN rất quan trọng, mà còn cả nhiều bộ, ngành liên quan. Vấn đề nợ xấu và cách xử lý còn liên quan đến ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách thể chế, củng cố lòng tin thị trường...

(责任编辑:World Cup)

推荐文章
热点阅读