【giải argentina primera nacional】Long Mỹ giải “bài toán” phát triển chợ

Do mới chia tách nên đường về trung tâm huyện Long Mỹ khá khó khăn. Chính điều này làm cho việc phát triển thương mại - dịch vụ của địa phương chậm so với các nơi khác. Thế nhưng,ỹgiảibitonphttriểnchợgiải argentina primera nacional cũng vì vậy mà mỗi bước dịch chuyển của lĩnh vực này càng dễ nhận ra hơn.

Hàng hóa nông sản bày bán ở chợ Vĩnh Viễn rất đa dạng.

Đem chuyện phát triển chợ trên địa bàn hỏi các bậc cao niên sống ở khu vực trung tâm huyện Long Mỹ thì ai cũng cho rằng giờ đây, hệ thống chợ đã đổi thay rõ rệt. Do tính đặc thù của thời khó khăn nên nhiều khu chợ nông thôn trên địa bàn huyện Long Mỹ ngày trước chỉ gói gọn trong một số mặt hàng thật sự cần thiết như gạo, thịt, cá hay sản phẩm “cây nhà lá vườn”. Đối với những món hàng xa xỉ khác như điện tử, điện lạnh hầu như không có. Vì thế, người dân muốn mua phải đi tới chợ trung tâm huyện (chợ Long Mỹ, thị xã Long Mỹ hiện hữu) hoặc chợ tỉnh. “Muốn đi các chợ trung tâm huyện, tỉnh phải mất một buổi, thậm chí cả ngày. Nói vậy để biết là mua được những thứ cần thiết thì vất vả đến mức nào. Bây giờ thì dễ rồi, có nhiều chợ mới, chợ nào cũng có đầy đủ hàng hóa”, ông Đinh Văn Mười Một, ở xã Xà Phiên, chia sẻ.

Bà Lê Thị Bảy, buôn bán ở chợ Xà Phiên từ thời chợ mới nhóm. Sau khi chợ Xà Phiên được xây dựng mới hoàn thành, bà đăng ký chỗ bán cố định nên việc kinh doanh được thuận lợi hơn. Nhớ lại cái thời đem mớ rau, bó đậu đũa ra chợ bán, bà Bảy kể: “Hồi đó, chợ này nhỏ lắm chứ đâu được hoành tráng, rộng rãi như bây giờ. Đường sá không có nên bà con chủ yếu lội bộ đến chợ hoặc đi bằng xuồng. Do đó, chỉ cần đem hàng hóa tới chợ thôi cũng đủ mệt. Giờ khỏe re, ai muốn bán thì có lô, sạp sẵn. Cả khu chợ có lối đi, đèn đường đàng hoàng”.

Hơn 1 năm trở thành chợ huyện, không khí mua bán tại chợ Vĩnh Viễn giờ đây khá nhộn nhịp. Ngoài các tiểu thương sinh sống ở địa phương, chợ còn thu hút nhiều hộ dân từ các xã khác đến kinh doanh, buôn bán. Ông Nguyễn Minh Chính, bán thuốc tây tại chợ Vĩnh Viễn, khoe: “Từ ngày trở thành chợ huyện, tâm lý người dân cũng thay đổi, nhất là mấy ngày giáp Tết Nguyên đán vừa qua, người đi chợ đông nghẹt. Ban quản lý chợ phải bố trí thêm mấy dãy lô, sạp, rồi sắp chỗ cho chợ dưa, hoa kiểng mới đáp ứng được nhu cầu mua bán của bà con”.

Như minh chứng thêm, ông Chính chỉ tay về phía cửa hàng điện tử khá quy mô ở ngay đầu chợ, phân bua rằng: “Chỗ đó lúc trước chỉ là cửa hàng tạp hóa bình thường thôi, giờ chợ sung túc lên nên họ đã mạnh dạn đầu tư bán hàng điện tử. Chưa kể là mấy cửa hàng điện gia dụng, vật tư nông nghiệp, xây dựng xung quanh dần mọc nhiều thêm. Hiện khu chợ này chỉ thiếu nơi bán xe gắn máy và nông ngư cơ. Tôi tin rằng Nhà nước đang khuyến khích người dân làm ăn thì vài năm nữa, chợ Vĩnh Viễn sẽ còn phát triển hơn nữa”.

Tiểu thương Thạch Thị Hạnh, chuyên bỏ mối mặt hàng nông sản tại chợ Vĩnh Viễn, cho hay: “Hàng hóa bày bán ở đây chủ yếu do nông dân địa phương làm ra. Cứ mỗi năm tết đến, chợ đông đúc người mua, kẻ bán, còn hàng hóa nhiều hơn gấp bội. Năm nào cũng vậy, ngoài khoai lang, đến giai đoạn cận tết, tôi đi lấy thêm sản phẩm từ các nơi khác về bán. Vì đường sá không đảm bảo để chở với số lượng lớn nên vợ, chồng tôi thường phải dùng ghe chuyên chở. Vài năm nữa, góp đủ vốn, gia đình tôi dự tính sẽ đăng ký chỗ bán cố định ngay trong nhà lồng chợ”. 

Quả thật, chợ ở huyện Long Mỹ bây giờ được xây dựng khá nhiều, từ đó phục vụ tốt nhu cầu mua sắm của người dân. Bởi các khu chợ chẳng những được đầu tư về quy mô mà ngày càng phát triển đa dạng thêm về loại hình kinh doanh. Đáng kể là các dãy nhà phố ở chợ Trực Thăng, Vĩnh Viễn, Xà Phiên hiện nay khá khang trang. Trong khi đó, mấy năm gần đây, hệ thống đường nhựa ngày càng được quan tâm nâng cấp, mở rộng thông thoáng nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giao thương hàng hóa của người dân. Người mua, kẻ bán đông đúc, nhất là vào buổi sáng nên các khu chợ kể trên trông giống như một đô thị thu nhỏ, chứ không dừng lại ở quy mô chợ xã.

Theo ông Trịnh Quốc Quý, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Long Mỹ, mạng lưới chợ trên địa bàn huyện nói chung đã phát triển mạnh hơn nhiều so với khoảng thời điểm cách đây 2, 3 năm. Đó là nhờ sự quan tâm đầu tư, nâng cấp cả về quy mô, chất lượng và những tiêu chí văn hóa của các cấp, các ngành đối với các chợ nhỏ, chợ tạm. Điều quan trọng là người dân địa phương đã chú trọng hơn đến vai trò của chợ. Hiện nay, huyện Long Mỹ chỉ thiếu chợ đầu mối. Nếu sớm hình thành, chắc chắn giá trị hàng hóa nông sản sẽ gia tăng đáng kể, bởi tỷ trọng sản xuất nông nghiệp của địa phương hiện chiếm rất cao.

“Lượng hàng hóa nông sản của người dân làm ra muốn bán được phải có kênh tiêu thụ tốt. Do vậy, mạng lưới chợ nói chung, chợ đầu mối nói riêng có thể đảm nhận vai trò điều tiết và cũng có thể là kênh trung chuyển nông sản, phục vụ tốt nhu cầu mua bán, đồng thời giải quyết đầu ra sản phẩm cho người dân. Tuy chợ hiện nay không thiếu, nhưng hệ thống giao thông chưa đồng bộ, còn hạ tầng chợ chưa phát triển tương xứng nên nhiều chợ trên địa bàn chưa thật sự phát huy hết tiềm năng sẵn có. Cho nên tới đây, cần tiếp tục đầu tư hạ tầng giao thông, chợ mạnh hơn nữa để thúc đẩy lĩnh vực thương mại - dịch vụ phát triển, góp phần chuyển dịch kinh tế địa phương”, ông Quý phân tích.

Hiện, trên địa bàn huyện Long Mỹ có 6 chợ, tất cả đều đạt danh hiệu chợ văn minh do Sở Công thương bình xét hàng năm. Riêng các hộ kinh doanh cố định ở các chợ tham gia đăng ký thương nhân văn hóa chiếm tỷ lệ trên 85%.

 

Bài, ảnh: ĐĂNG TÂM

World Cup
上一篇:Nhận định, soi kèo Marbella vs Atletico Madrid, 03h30 ngày 5/1: Đá chơi thắng thật
下一篇:Mỏ đá Yên Bái khiến dân bất an: Bộ TN&MT xử phạt công ty Hùng Đại Sơn