【bxh a league úc】Tăng cường công tác quản lý thực phẩm
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngăn chặn hành vi kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả, tỉnh Cà Mau vừa triển khai thực hiện kế hoạch Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 với chủ đề “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.
Nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, ngăn chặn hành vi kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, giảm thiểu tình trạng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả, tỉnh Cà Mau vừa triển khai thực hiện kế hoạch tháng Hành động vì an toàn thực phẩm năm 2016 với chủ đề “Tiếp tục tăng cường sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn”.
Chiến dịch chủ yếu tuyên truyền, vận động, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu dùng rau, thịt an toàn, với phương châm nói không với chất cấm trong chăn nuôi; thực hiện tốt quy định sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế biến rau, thịt, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa ô nhiễm thực phẩm và các bệnh lây truyền qua thực phẩm.
Qua kiểm tra của ngành chức năng, rau, cải là mặt hàng có dư lượng thuốc trừ sâu khá cao. |
Thời gian thực hiện chiến dịch từ ngày 15/4-15/5, trên phạm vi toàn tỉnh. Các hoạt động của Tháng Hành động vì an toàn thực phẩm nhằm tạo đợt cao điểm hưởng ứng chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo đảm chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm của các tổ chức và cá nhân, tổ chức sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng, đặc biệt là sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng rau, thịt an toàn.
Chị Trương Hồng Ðậm, xã Tân Trung, huyện Ðầm Dơi, cho biết: "Hiện nay, các mặt hàng bày bán trên thị trường ngày càng đa dạng về mẫu mã, hình thức, đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Việc chọn mua các sản phẩm có uy tín, chất lượng luôn được chúng tôi lựa chọn hàng đầu. Chúng tôi kiên quyết tẩy chay những mặt hàng và cơ sở kinh doanh hàng kém chất lượng ảnh hưởng đến sức khoẻ".
Ông Nguyễn Văn Tranh, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Cà Mau, cho biết, đã chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và thuỷ sản phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra 25 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản, 6 cơ sở sản xuất mặt hàng khô và 13 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Qua kiểm tra phát hiện 11 vụ, 1.729 kg tôm có chứa tạp chất; phát hiện 1 mẩu chả cá và 2 mẩu rau có dư lượng chất độc hại, buộc phải tiêu huỷ và xử lý theo quy định pháp luật.
Ông Nguyễn Văn Tranh cho biết thêm: "Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vụ việc vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần phải đưa ra giải pháp tuyên truyền để người tiêu dùng nhận biết được đâu là thực phẩm tốt. Trong đó, vai trò của người quản lý, sự tham gia tích cực của các cấp, các ngành trong công tác đảm bảo ATVSTP là rất quan trọng. Việc phát hiện và tập trung tuyên truyền về các vụ việc, các cơ sở vi phạm không chỉ thu hút sự quan tâm mà còn nâng cao nhận thức của người dân khi lựa chọn, tiêu dùng các thực phẩm sạch, an toàn và tẩy chay các mặt hàng thực phẩm bẩn".
Hiện thời tiết sắp bước vào giai đoạn chuyển mùa, tình hình ngộ độc thực phẩm đang có nguy cơ cao. Trong khi đó, thói quen ăn uống của người dân chưa có nhiều thay đổi, dịch vụ ăn uống trên hè phố ngày một phổ biến, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là vô cùng quan trọng, đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến thực phẩm, y tế, người tiêu dùng...
Bài và ảnh: Trung Đỉnh