【bóng đá kết quả cúp c2】Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia: Phát huy vai trò của tổ chức Đảng trong chuyển đổi số
Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia: Giữ vững vai trò đầu não EVN nhận danh hiệu doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc Việt Nam lần thứ 4 liên tiếp |
Phát huy vai trò của tổ chức ĐảngThực hiện triệt để các Nghị quyết
Đảng bộ EVNNLDC là Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN),âmĐiềuđộHệthốngđiệnQuốcgiaPháthuyvaitròcủatổchứcĐảngtrongchuyểnđổisốbóng đá kết quả cúp c2 Đảng bộ Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) với 153 đảng viên. Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc ứng dụng khoa học, công nghệ (KHCN), Đảng bộ Trung tâm luôn là đầu tàu đồng lòng cùng Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên (CBNV) thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của EVN.
Thực tế, quá trình chuyển đổi số tại Trung tâm đã manh nha từ trước đó, bằng với việc từng bước vận hành thị trường điện với hạ tầng được xây dựng từ năm 2012, vận hành và phát triển hệ thống SCADA/EMS giai đoạn 3 từ năm 2015 và sau đó là các nghiên cứu, áp dụng các hệ thống khác về bảo vệ diện rộng, nghiên cứu về vận hành năng lượng tái tạo từ năm 2017.
Năm 2019, Đảng ủy EVN ban hành Nghị quyết số 24-NQ-ĐU về nâng cao hiệu quả vận hành hệ thống điện và thị trường điện, Nghị quyết số 25-NQ-ĐU về nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ của CMCN 4.0 vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tập đoàn. Việc ứng dụng khoa học công nghệ quán triệt tinh thần, chiến lược từ các nghị quyết của Đảng ủy EVN đã mang lại kết quả to lớn đối với các hoạt động của Trung tâm.
Năm 2022, hệ thống điện quốc gia với tổng công suất đặạt 79.430 MW, là hệ thống đa dạng về loại hình nguồn, trong đó nguồn năng lượng tái tạo chiếm khoảng 27% bao gồm cả điện gió và điện mặt trời, kết hợp cùng nhiều loại hình nguồn điện truyền thống. Với nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước cùng Tập đoàn giao phó là đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, nhờ đó hệ thống điện quốc gia đang không ngừng tăng trưởng về quy mô theo từng năm, nằm ở tốp đầu trong khu vực. Cùng với đó, thị trường điện cạnh tranh sau 10 năm vận hành đã từng bước khẳng định tính hiệu quả, minh bạch và công bằng của các bên tham gia thị trường.
Đoàn công tác của EVNNDC tham dự Hội nghị tự động hóa ngành điện trong xu thế chuyển đổi số |
Ông Nguyễn Đức Ninh – Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc EVNNLDC cho biết: “Một trong những thành quả từ việc triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết của Đảng bộ EVN phải kể đến việc EVNNLDC đã cùng với một số đơn vị thành viên của EVN tham dự và tổ chức thành công Hội nghị “Tự động hóa ngành Điện trong xu thế chuyển đổi số” vào tháng 4/2022. Điều này góp phần quan trọng thực hiện mục tiêu EVN đã đặt ra, đó là cơ bản hoàn thành công cuộc chuyển đổi số trong năm 2022, hướng đến năm 2025, trở thành doanh nghiệp hoạt động trên môi trường số”.
Chủ động đổi mới, sáng tạo
Có thể khẳng định nhờ sự chủ động đổi mới, sáng tạo trong các hoạt động, nên trong thời gian qua hệ thống điều độ lưới điện quốc gia đã được vận hành ổn định, đảm bảo an toàn trong điều kiện nguồn năng lượng mặt trời không ổn định.
Cụ thể, hiện tổng công suất lắp đặt điện mặt trời trên cả nước đã đạt tới khoảng 16.360 MW (trong đó có gần 7660 MW là điện mặt trời mái nhà) chiếm khoảng 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Đây là nguồn năng lượng sạch, tuy nhiên không ổn định, do phụ thuộc lớn vào thời gian nắng trong ngày.
Để đảm bảo sự an toàn của hệ thống điện quốc gia, EVNNLDC đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp vận hành đồng bộ như: Hiệu chỉnh các mạch sa thải phụ tải, mạch liên động phù hợp; Xây dựng các công cụ giám sát online hỗ trợ Điều độ viên trong công tác điều hành hệ thống điện thời gian thực trên nền tảng khai thác cơ sở dữ liệu từ hệ thống WAMS/PMU, SCADA/EMS như giám sát và cảnh báo về các giới hạn truyền tải theo giới hạn ổn định cả về công suất và góc lệch pha, giám sát quán tính hệ thống điện và cảnh báo so với ngưỡng quán tính yêu cầu tối thiểu, ước lượng điểm tần số hệ thống điện sụt giảm thấp nhất và cảnh báo nguy cơ sa thải phụ tải theo tần số (F81) với các sự cố nguồn điện ngẫu nhiên, giám sát nguy cơ cộng hưởng dưới đồng bộ (SSR); Đặc biệt việc điều độ, huy động công suất các nhà máy điện trên hệ thống đã được EVNNLDC thực hiện thông qua hệ thống AGC nhằm duy trì vận hành ổn định toàn hệ thống.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Ninh: “Việc chủ động xây dựng các công cụ tính toán, giám sát trong công tác lập phương thức vận hành và vận hành thời gian thực cùng ứng dụng hệ thống AGC vào tự động điều khiển công suất các nhà máy điện năng lượng tái tạo, đã góp phần tăng cường tự động hóa trong vận hành hệ thống điện. Hơn 130 nhà máy được đưa vào giám sát bằng hệ thống AGC đã giúp giải quyết hiện tượng nghẽn mạch nội vùng cũng như nghẽn mạch trên đường dây truyền tải 500kV Bắc – Nam với nguyên tắc đảm bảo sự minh bạch, công bằng của các nhà máy”.
Năm 2022, nhiều đề tài, sáng kiến được đưa ra áp dụng, vận hành tại EVNNLDC, tiêu biểu như: “Giải pháp quản lý và dự báo điện mặt trời mái nhà phục vụ công tác vận hành thị trường điện ngắn hạn”; “Cải tiến công cụ AGC điều khiển công suất các Nhà máy điện áp dụng thuật toán trần công suất và đường dây nối tiếp”; “Tính toán, đánh giá và phân tích sản lượng phát sinh thêm do các ràng buộc trong vận hành huy động nguồn thực tế”; “Công cụ tính toán đánh giá các thông số chỉnh định FRT (Fault ride through) cho các nhà máy năng lượng tái tạo”...
Triển khai mở rộng các điểm đo, cấu hình để thực hiện trao đổi dữ liệu từ hệ thống WAMS sang hệ thống SCADA, bước đầu nghiên cứu để xây dựng hệ thống điều khiển và bảo vệ diện rộng (WAMPAC) trên nền tảng hệ thống WAMS hiện nay. Triển khai và đưa vào sử dụng hệ thống SCADA ứng phó khẩn cấp SP5 vào vận hành chính thức tại các Trung tâm Điều độ Quốc gia/ Điều độ miền từ tháng 06/2022 nhằm đảm bảo vận hành hệ thống điện mùa khô và các năm tiếp theo.
Con người - yếu tố then chốt để chuyển đổi số thành công
Luôn tâm niệm “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, Đảng bộ EVNNLDC và các tổ chức Đảng cơ sở trực thuộc thường xuyên theo dõi, bồi dưỡng các cán bộ khoa học,công nghệvề KHCN, đặc biệt với các chuyên gia giỏi tâm huyết, tận tụy với công việc.
Đảng ủy EVNNLDC đã chủ động chỉ đạo, cử các cán bộ nòng cốt về khoa học, công nghệ tham dự các chương trình đào tạo trong nước cũng như quốc tế về trí tuệ nhân tạo, Big Data, IoT, Blockchain, Cloud, An ninh bảo mật,... nhằm xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho Trung tâm cũng như trong toàn Tập đoàn.
Cùng với đó, để khuyến khích người lao động phát huy tối đa sức sáng tạo, khả năng nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ trong công tác quản lý, điều độ, EVNNLDC đã tổ chức các cuộc thi thu hút cán bộ nhân viên đưa ra các sáng kiến, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng vận hành, ổn định điện năng, đảm bảo hiệu quả kinh tế.
Những thành quả trên đã chứng tỏ vai trò và sức mạnh của tổ chức Đảng trong chỉ đạo, triển khai cụ thể hóa những Nghị quyết của Đảng bộ EVN và Đảng bộ EVNNLDC đã đề ra, góp phần tối ưu hóa hoạt động vận hành liên tục, an toàn, tin cậy, ổn định và kinh tế hệ thống điện quốc gia nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của Trung tâm nói riêng và của Tập đoàn Điện lực Việt Nam nói chung.