【kashima – kawasaki】Thái Nguyên: Đào tạo nghề lao động nông thôn không chạy theo số lượng

时间:2025-01-11 04:53:37来源:Empire777 作者:Ngoại Hạng Anh

nuôi gà

Mô hình chăn nuôi gà tại trang trại của anh Nguyễn Văn Linh (Cẩm La,áiNguyênĐàotạonghềlaođộngnôngthônkhôngchạytheosốlượkashima – kawasaki Đồng Cao, Phổ Yên, Thái Nguyên). Lan Hương

Đã đào tạo cho hơn 20 nghìn người

Ông Mông Quốc Dũng - Trưởng Phòng Lao động, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tỉnh Thái Nguyên cho biết, thực hiện Đề án 1965 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong thời gian qua tỉnh đã đạt được nhiều kết quả. Trong đó, lĩnh vực phi nông nghiệp đào tạo cho 20.568 người, chiếm hơn 76%; lĩnh vực nông nghiệp đào tạo cho 6.247 người, chiếm 23,5%.

Ông Dũng cho biết, lúc đầu, khi bắt đầu thực hiện Đề án 1956, tỉnh đặt ra kế hoạch đào tạo nghề cho 80.000 người trong 10 năm, mỗi năm đào tạo 8.000 người. Tuy nhiên, do kinh phí có hạn, nên chỉ đào tạo được một nửa là khoảng 4.000 người/năm.

Ông Nguyễn Thế Hùng - Phó Trưởng Phòng Lao động, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thái Nguyên cho biết, để thực hiện đề án, tỉnh liên tục thực hiện khảo sát nhu cầu đăng ký học nghề. Tuy nhiên số lượng lao động đăng ký luôn biến động. Thậm chí có lao động đăng ký học xong lại bỏ.

Từ 2016 tới nay, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, ngân sách cho đào tạo nghề nông thôn do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lên dự toán và chủ trì. Ngoài kinh phí từ ngân sách trung ương, địa phương cũng có bổ sung ngân sách đối ứng nhưng không nhiều. Năm 2020, dự kiến nguồn kinh phí đào nghề cho lao động nông thôn là 7,7 tỷ đồng.

"Mặc dù hiện nay, mỗi năm chỉ đào tạo nghề cho 4.000 lao động, giảm một nửa so với kế hoạch nhưng điều này phù hợp với định hướng mới của tỉnh về dạy nghề cho lao động nông thôn. Theo đó, tỉnh quán triệt mục tiêu không chạy theo số lượng, phải đảm bảo chất lượng, chỉ đào tạo khi giải quyết được đầu ra" - ông Hùng nói.

Xuất hiện mô hình điểm

Là lao động đã được đào tạo nghề chăn nuôi thú y theo Đề án 1956, sau học nghề, anh Nguyễn Mạnh Linh (xã Đồng Cao, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên) đã mạnh dạn đầu tư 1,5 tỷ đồng để mở trang trại chăn nuôi gà mái đẻ.

Sau 3 năm, anh đã xây dựng được trang trại nuôi gà rộng 3 héc ta, với quy mô 5.000 gà đẻ. Không chỉ sản xuất trứng cấp cho nhà máy ấp trứng gà, anh còn tự đầu tư dây chuyền mở ấp trứng. Hiện nay anh còn mở rộng quy mô sang chăn nuôi lợn.

Anh Linh tâm sự, là nông dân, bố mẹ đều làm nông nghiệp nên tôi nghĩ sẽ gắn bó với nghề nhưng không biết phải làm thế nào. Khi được đi học nghề theo chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tôi đã tìm được hướng phát triển và đã thành công nhờ hướng đi đã chọn.

"Quá trình đi học nghề, tôi không chỉ cập nhật được kiến thức nghề chăn nuôi thú y mà còn học được thêm nhiều kiến thức về khởi nghiệp kinh doanh. Kết thúc lớp học, tôi còn được nhà trường và các thầy cô kết nối với các đơn vị cung ứng thuốc thú y, con giống, thức ăn... để khởi nghiệp" - anh Linh kể lại.

Để mở rộng kinh doanh, anh Linh cho biết, hiện anh đang học lên lớp trung cấp chăn nuôi thú y ở Trường Trung cấp Dân tộc Nội trú tỉnh Thái Nguyên. "Muốn phát triển mô hình chăn nuôi thì không chỉ cần đầu tư cơ sở vật chất, mà cần phải cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới nhất trong ngành này".

Hiện tại, mô hình của anh Linh đã được rất nhiều hộ nông dân ở xã Đồng Cao (Phổ Yên, Thái Nguyên) học tập, nhân rộng.

Ông Nguyễn Văn Tiến - Giảng viên ngành Chăn nuôi Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên cho biết, 100% học viên lớp chăn nuôi ra trường đều tìm công việc, hoặc làm công việc cũ nhưng năng suất lao động tăng hơn trước đó.

"Ngoài học kiến thức, kỹ năng ngành chăn nuôi, trường cũng chú trọng đào tạo thêm các kỹ năng mềm cho lao động ngay trong quá trình học. Ví dụ như kỹ năng khởi sự kinh doanh, kỹ năng maketing sản phẩm, hoặc thực hiện kết nối giữa các học viên với các doanh nghiệp cơ sở chăn nuôi" - ông Tiến nói.

Với những lao động có ý định khởi nghiệp kinh doanh, nhà trường và các thầy cô sẽ kết nối lao động với các đơn vị có liên quan như đơn vị cung ứng vốn, đơn vị cung ứng giống, cung ứng thuốc thú y, thức ăn.... hoặc các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Nhìn chung sau học nghề, các lao động đều ứng dụng được kiến thức, kinh nghiệm vào sản xuất, làm nghề. Không riêng gì các nghề nông nghiệp, nhiều lớp dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn của Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Thái Nguyên cũng đang phát huy tác dụng, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động. Từ đó góp phần vào việc thực hiện chương trình giảm nghèo, thay đổi bộ mặt nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên./.

Trong năm 2020, tỉnh Thái Nguyên dự kiến tuyển sinh và đào tạo nghề cho 4.000 lao động nông thôn. Trong đó, đào tạo nghề phi nông nghiệp là 2.800 người, đào tạo nghề nông nghiệp là 1.200 người. Dự kiến hết tháng 6, tỉnh sẽ tuyển sinh và đào tạo nghề cho 1.082 lao động, đạt hơn 27% so với kế hoạch.

Lan Hương-Bùi Tư

相关内容
推荐内容