【kết quả hạng 2 đức hôm nay】Hàng loạt bộ, địa phương trả lại tiền cho Trung ương

Đầu năm 2021,àngloạtbộđịaphươngtrảlạitiềnchoTrungươkết quả hạng 2 đức hôm nay cân đối ngân sách Trung ương và ngân sách các cấp địa phương được đảm bảo
Quốc hội thông qua Nghị quyết phân bổ ngân sách Trung ương năm 2021
2655-ngan-hang-2-1547539995631885111394-crop-15508892665022077091416
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Chính phủ vừa có báo cáo gửi Quốc hội về kết quả điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương (NSTW) năm 2020 giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương theo Nghị quyết số 122/2020/QH14 của Quốc hội.

Theo đó, năm 2020, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, 5 bộ, cơ quan Trung ương và 5 địa phương căn cứ vào tình hình thực tế giải ngân của dự án đã có văn bản đề xuất trả lại kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2020 để điều chỉnh cho các đơn vị khác, với tổng số tiền hơn 576 tỷ đồng.

Cụ thể, số vốn được các đơn vị trả lại là: Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lại hơn 365 tỷ đồng, Văn phòng Trung ương Đảng 52 tỷ đồng, Ủy ban Dân tộc 50,25 tỷ đồng, Văn phòng Chính phủ 10 tỷ đồng và Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp 1,6 tỷ đồng.

Các địa phương trả lại vốn là: TPHCM hơn 35,9 tỷ đồng, Cần Thơ hơn 27,8 tỷ đồng, Bình Dương 14,145 tỷ đồng, Nghệ An 10,552 tỷ đồng và Gia Lai hơn 9,4 tỷ đồng.

Riêng tỉnh Nghệ An, đến ngày 30/9/2020 tỉnh chưa phân bổ chi tiết hơn 10,552 tỷ đồng vốn thực hiện Quyết định số 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ nên theo quy định số vốn này sẽ thu hồi về ngân sách Trung ương để điều chỉnh cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khác.

Số tiền hơn 576 tỷ đồng nói trên đã được điều chỉnh tăng kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2020 cho 16 địa phương, gồm: Cao Bằng 20 tỷ đồng, Phú Thọ 30 tỷ đồng, Điện Biên 30 tỷ đồng, Nghệ An 115 tỷ đồng, Hà Tĩnh 46,6 tỷ đồng, Quảng Bình 30 tỷ đồng, Quảng Trị 29,994 tỷ đồng, Quảng Nam 25 tỷ đồng, Thừa Thiên Huế 50 tỷ đồng, Phú Yên 30 tỷ đồng, Gia Lai 38,257 tỷ đồng, Bến Tre 30 tỷ đồng, An Giang 30 tỷ đồng, Bình Phước 40 tỷ đồng, Tiền Giang 12 tỷ đồng, Cà Mau 20 tỷ đồng.

Ngoài ra, báo cáo của Chính phủ cho thấy, số vốn nước ngoài nguồn NSTW đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh giữa các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương là hơn 15.100 tỷ đồng của 10 bộ, cơ quan Trung ương và 45 địa phương.

Các bộ, cơ quan trả lại vốn gồm: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Công Thương, Quốc phòng và Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, Ban Quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc.

Các địa phương trả lại vốn là: Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, TP. Hà Nội, TP Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Cà Mau.

Tất cả các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương nêu trên đã chủ động có văn bản đề xuất trả lại kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài nguồn NSTW năm 2020 để điều chỉnh cho các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương khác có nhu cầu bổ sung vốn.

Theo đánh giá của Chính phủ, việc các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương đề nghị giảm kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài nguồn NSTW năm 2020 khá lớn do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Về khách quan, các dự án sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài chịu tác động của đại dịch Covid-19 nặng nề hơn so với các dự án trong nước do hầu hết các hoạt động đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát, thống nhất với nhà tài trợ đối với từng hoạt động và kế hoạch của dự án,...

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ quan chủ yếu do công tác lập kế hoạch vốn ODA chưa sát với nhu cầu thực tế. Dự án có nhu cầu bổ sung vốn giải ngân không được bố trí vốn kịp thời hoặc bố trí thiếu, vốn đối ứng không được bố trí đủ.

Bên cạnh đó, tính sẵn sàng trong chuẩn bị dự án chưa tốt. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng dự án ODA còn gặp khó khăn, vướng mắc do phải thực hiện hài hòa giữa thủ tục trong nước và chính sách của nhà tài trợ…

Tại Nghị quyết số 86/2019/QH14 ngày 12/11/2019 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua tổng số vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước kế hoạch năm 2020 là 470.600 tỷ đồng. Trong đó, vốn trong nước là 410.600 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 60.000 tỷ đồng.

Tại Nghị quyết số 952/NQ-UBTVQH14 ngày 28/5/2020, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho phép điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 và hàng năm từ Bộ Giao thông vận tải sang Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho Dự án nút giao thông khác mức tại nút giao thông Ngã ba Huế, thành phố Đã Nẵng. Cụ thể, vốn đầu tư của các bộ, cơ quan Trung ương là 106.340,595 tỷ đồng (vốn trong nước là 84.824,645 tỷ đồng; vốn nước ngoài là 21.515,950 tỷ đồng), chiếm 22,6% tổng số kế hoạch vốn năm 2020.

Vốn đầu tư của các địa phương là 364.259,405 tỷ đồng (vốn trong nước là 325.775,355 tỷ đồng; vốn nước ngoài là 38.484,050 tỷ đồng), chiếm 77,4% tổng số kế hoạch vốn năm 2020. Trong đó, vốn đầu tư nguồn ngân sách địa phương là 250.600 tỷ đồng; vốn NSTW hỗ trợ có mục tiêu là 113.659,405 tỷ đồng.

Cúp C1
上一篇:Samsung đưa 'Eclipsa Audio' lên dòng TV và Soundbar 2025
下一篇:Lo đến ngưỡng, du lịch Việt Nam tìm hướng phát triển bền vững