当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá > 【ty le keo banh hom nay】Hàng triệu người hướng về đất Tổ

【ty le keo banh hom nay】Hàng triệu người hướng về đất Tổ

2025-01-26 00:48:53 [Cúp C1] 来源:Empire777

Trong không khí thiêng liêng,àngtriệungườihướngvềđấtTổty le keo banh hom nay thành kính của Ngày Quốc giỗ, hàng triệu trái tim con Lạc cháu Hồng đang nối tiếp nhau tìm về Đất Tổ Phong Châu để tri ân Tiên Tổ. Sáng nay, mồng 10 tháng 3 năm Giáp Ngọ, nhân dân cả nước chung lòng thành kính hướng về đỉnh thiêng Nghĩa Lĩnh, dâng hương Quốc Tổ Hùng Vương cầu cho dân thịnh nước cường, non sông gấm vóc mãi rạng rỡ.

Thành kính hướng về Quốc Tổ

Ngày đầu tháng Tư, chút nắng nhẹ cuối Xuân làm cho không gian bừng lên ấm áp. Hai bên đường từ ngã ba sông Việt Trì dẫn về vùng đất thiêng đỏ rực từng chùm hoa gạo tô điểm thêm cho những pa-nô, băng-rôn khẩu hiệu, cờ Tổ quốc rực rỡ chào đón bước chân hàng triệu đồng bào ta từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược và nhiều kiều bào ở nước ngoài vượt ngàn dặm xa xôi một lòng thành kính về dự Giỗ Tổ.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Từ mờ sáng mồng 9 tháng 3 (tức ngày 8-4-2014), chúng tôi hòa cùng triệu bước chân hướng về non thiêng Nghĩa Lĩnh. Trong đoàn người chầm chậm lên dâng hương các Vua Hùng, đi cạnh tôi, bác Nguyễn Thị Phấn (60 tuổi, ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái) mặc chiếc áo nâu đã bạc màu, tay nải đeo ngang vai, chia sẻ: "Hầu như năm nào tôi cũng về dự Giỗ Tổ, nhưng lần nào cảm xúc cũng như mới. Dù sức khỏe không còn như trước, nhưng mỗi lần về với Đền Hùng, tôi đều thấy phấn chấn và tự hào".

Gặp chúng tôi trên đỉnh Nghĩa Lĩnh, Đại đức Thích Huệ Trung, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An xúc động bày tỏ: “Không chỉ đối với riêng tôi, mà với mỗi người dân Việt Nam, được trở về với nguồn cội ai cũng cảm thấy sung sướng và tự hào. Dân tộc ta vẫn nối tiếp truyền thống nhớ ơn tổ tiên ông bà, khơi dậy truyền thống và thắp sáng tương lai, tôi rất vui sướng trong lòng”.

Vượt hàng ngàn ki-lô-mét xa xôi, lần đầu tiên được về dự Giỗ Tổ Hùng Vương, bác Trần Văn Kha (56 tuổi, Việt kiều Xlô-va-ki-a) chia sẻ: "Tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc, xúc động và tự hào được là con cháu Tiên Rồng, được về thăm lại quê hương, dự Lễ hội Đền Hùng và dâng hương lên các bậc Tiên Tổ. Cho dù ở nơi đâu, làm việc gì, chúng tôi vẫn luôn một lòng hướng về quê hương, về Đất Tổ, về nguồn cội của mình".

Lắng đọng giá trị văn hóa Việt Nam

Đất Tổ Hùng Vương, kinh đô đầu tiên của dân tộc Việt. Nơi đây còn lưu giữ nhiều chứng tích hào hùng của một thời cha ông dựng nước và giữ nước. Hiện nay, Phú Thọ có 1.372 di tích lịch sử văn hóa, có 297 di tích đã được xếp hạng, trong đó, Khu di tích lịch sử Đền Hùng đã được xếp hạng đặc biệt cấp quốc gia. Không chỉ có vậy, nhiều giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt của dân tộc đã được kết đọng nơi đất Tổ Phong Châu.

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương từ lâu đã trở thành bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống ghi sâu trong mỗi trái tim người con đất Việt. Cứ mỗi mùa Giỗ Tổ hằng năm, người dân cả nước lại tìm về Đất Tổ với tấm lòng thành kính tri ân. Và cũng từ đó, cuối năm 2012, UNESCO đã chính thức công nhận Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Mọi giá trị văn hóa của dân tộc, truyền thống nhớ ơn tổ tiên, ông bà, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái đều được thể hiện đậm nét, lắng đọng trong Lễ giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng hằng năm.

Ông Hà Kế San, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ khẳng định: Cán bộ và nhân dân Phú Thọ luôn tự hào được sống trên mảnh đất là cái nôi hội tụ văn hóa ngàn đời của dân tộc. Phú Thọ đã và đang thực hiện việc tuyên truyền, quảng bá tín ngưỡng thờ Tổ, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, đoàn kết của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi tạo điều kiện tốt nhất cho nhân dân cả nước khi về tham gia các hoạt động lễ hội hằng năm. Bởi chính nhân dân là người sáng tạo, lưu giữ và cũng chính nhân dân sẽ trao truyền những di sản văn hóa quý báu của dân tộc mãi trường tồn.

Để non sông gấm vóc mãi rạng rỡ

Tiếp nối mạch nguồn lịch sử, từ năm 258 trước Công nguyên, Thục phán An Dương Vương đã dựng cột đá thề nguyện giữ gìn giang sơn gấm vóc. Năm 40, khi dựng cờ khởi nghĩa, Hai Bà Trưng đã quyết rửa sạch thù nhà và “nối lại nghiệp xưa họ Hùng”…

Đến thời đại Hồ Chí Minh, tại Đền Giếng, ngày 19-9-1954, Bác Hồ đã có cuộc nói chuyện với Đại đoàn Quân Tiên Phong. Bác căn dặn: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

60 năm đã trôi qua, bước chân trên mảnh đất thiêng, lời Bác ngày nào vẫn như vang vọng trong tim. Trong niềm rưng rưng xúc động được về thăm Đền Hùng, ngay bên bức phù điêu “Bác Hồ với Đại đoàn Quân Tiên Phong”, bác Nguyễn Thao Lược (86 tuổi) ở Hải Phòng, cựu chiến binh từng tham gia chiến đấu ở Sư đoàn 320 trò chuyện: "Dù không trực tiếp tham gia trong Đại đoàn Quân Tiên Phong để được gặp Bác, nhưng với những người lính thế hệ chúng tôi, thì câu chuyện về cuộc gặp và lời căn dặn của Bác đã trở thành sức mạnh nơi đầu súng để mỗi người lính lúc bấy giờ chiến đấu và chiến thắng. Giờ đây, sống trong thời bình, chính thế hệ trẻ các cháu phải có ý thức dựng xây và giữ gìn non sông gấm vóc".

Khi nghe tôi kể về câu chuyện người cựu chiến binh già bên bức phù điêu ở Đền Giếng, Thượng úy Đinh Mạnh Cương công tác tại  Bộ CHQS tỉnh Phú Thọ đang tham gia giữ gìn trật tự cho lễ hội, chia sẻ: "Năm nay cũng là tròn 60 năm Bác Hồ về thăm Đền Hùng và nói chuyện với Đại đoàn Quân Tiên Phong. Trong những ngày qua, mỗi lần chứng kiến những người lính già rơi nước mắt khi đứng trước Đền Giếng, trong tôi dâng trào niềm xúc động và tự hào được tiếp nối thế hệ cha anh chắc tay súng bảo vệ Tổ quốc Việt Nam yêu dấu".

Trong dòng lưu bút của đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đền Hùng ngày 5-4-2014 có đoạn viết: “Thời đại Hùng Vương đã mở đầu cho sự phát triển rực rỡ của dân tộc Việt Nam. Chúng ta nguyện mãi mãi giữ gìn và phát huy những giá trị thiêng liêng của Tổ tiên và những di sản văn hóa quý báu của dân tộc…”.

Những giá trị thiêng liêng của Tổ tiên và những di sản văn hóa quý báu của dân tộc chính là nền tảng để dân tộc Việt Nam chúng ta đi lên, tự tin hội nhập cùng thế giới.

Diễn ra từ ngày 5-4 cho đến hết 9-4 (tức mồng 6-3 đến 10-3 âm lịch), Giỗ Tổ Hùng Vương-Lễ hội Đền Hùng năm Giáp Ngọ 2014 với sự tham gia của 4 tỉnh: Bắc Ninh, Quảng Bình, Vĩnh Long, Long An gồm nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc như: Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân, Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ rước kiệu, thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy, đánh trống đồng, đâm đuống, múa lân… Theo dự kiến của Ban tổ chức, lễ hội năm nay sẽ đón khoảng 5 triệu lượt du khách.

Theo QĐND

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

推荐文章
热点阅读