您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【kq hom qua】Sẽ khắc chế việc lạm dụng huy động vốn qua phát hành cổ phiếu 正文

【kq hom qua】Sẽ khắc chế việc lạm dụng huy động vốn qua phát hành cổ phiếu

时间:2025-01-25 16:51:16 来源:网络整理 编辑:Cúp C1

核心提示

Ảnh minh họa. Ảnh: STThực tế buộc phải “quản”Luật Chứng khoán và Nghị định 58 đã quy định tương đối kq hom qua

chào bán chứng khoán riêng lẻ

Ảnh minh họa. Ảnh: ST

Thực tế buộc phải “quản”

Luật Chứng khoán và Nghị định 58 đã quy định tương đối đầy đủ về chào bán cổ phần riêng lẻ,ẽkhắcchếviệclạmdụnghuyđộngvốnquapháthànhcổphiếkq hom qua bao gồm cả chào bán riêng lẻ của công ty đại chúng và công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng. Các quy định về chào bán cổ phần riêng lẻ trong thời gian qua cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của các DN, đặc biệt là trong thời gian TTCK và nền kinh tế có những biến động không tích cực.

Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2014 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2014, có hiệu lực vào ngày 1/7/2015 đã bổ sung một điều (Điều 123) hướng dẫn về điều kiện, hồ sơ, thủ tục chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng.

Bởi vậy, khi Luật Doanh nghiệp 2014 có hiệu lực thì việc chào bán riêng lẻ của công ty cổ phần không phải là công ty đại chúng tuân theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các quy định liên quan tại Luật Chứng khoán và Nghị định 58 không còn hiệu lực thi hành.

Ngoài ra, thực tế hoạt động phát hành riêng lẻ thời gian qua cho thấy các DN chủ yếu phát hành riêng lẻ nhằm mục đích huy động vốn cho dự án, hoặc bổ sung vốn lưu động. Việc nhiều DN liên tục thực hiện các đợt chào bán riêng lẻ với khối lượng lớn và với nhiều mục đích khác nhau đã và đang làm phát sinh nhiều rủi ro liên quan đến khả năng giám sát, quản trị và ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông hiện hữu trong DN.

Một chuyên gia cũng cho rằng, trên TTCK hiện nay, không khó để tìm ra những DN, thậm chí là những DN đã niêm yết đã liên tục tăng vốn điều lệ thông qua phát hành lên tới hàng nghìn tỷ đồng, hoặc góp vốn, nhận góp vốn khá chằng chéo.

Ngoài ra, hiện tại, những quy định về phát hành cổ phần riêng lẻ của công ty đại chúng để chuyển đổi nợ thành vốn góp, hoán đổi cổ phần tại doanh nghiệp khác cũng chưa được quy định, dẫn đến việc thực hiện tại các doanh nghiệp không thống nhất và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bởi vậy, việc bổ sung những quy định chặt chẽ hơn liên quan đến chào bán riêng lẻ của công ty đại chúng, đặc biệt là vấn đề quản lý hoạt động huy động và sử dụng vốn, về hoán đổi nợ thành vốn góp, hoán đổi cổ phần là điều rất cần thiết.

Có nhiều quy định chặt chẽ, “sát sườn” hơn

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 85 đang được lấy ý kiến rộng rãi đã sửa đổi theo hướng chỉ điều chỉnh về chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty đại chúng và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đồng thời, bổ sung thêm các quy định liên quan đến quản lý hoạt động huy động và sử dụng vốn từ chào bán cổ phần riêng lẻ, một số trường hợp chào bán cổ phần riêng lẻ của công ty đại chúng như chào bán để hoán đổi nợ, hoán đổi cổ phần, phần vốn góp trong công ty khác.

Theo đó, Dự thảo đã bổ sung quy định về tài khoản phong tỏa và thời gian thực hiện một đợt chào bán riêng lẻ. Cùng với đó, đối với các trường hợp chào bán với khối lượng lớn hơn 25% vốn điều lệ, yêu cầu xác định rõ đối tác được chào bán trong Nghị quyết đại hội đồng cổ đông và không cho phép ủy quyền cho Hội đồng quản trị thay đổi các đối tác này. Quy định này áp dụng đối với các trường hợp mua cổ phần không phân phối hết trong các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.

Đồng thời, Dự thảo bổ sung quy định, tổ chức phát hành phải là công ty đã đăng ký giao dịch hoặc niêm yết chứng khoán vào điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ.

Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đã phát hành chứng khoán để huy động vốn, yêu cầu có báo cáo về việc sử dụng vốn được kiểm toán. Hơn nữa, báo cáo này cần được trình Đại hội đồng cổ đông gần nhất, nhằm tăng cường thông tin và khả năng giám sát của cổ đông và công ty kiểm toán.

Còn đối với trường hợp chào bán để hoán đổi nợ, hoán đổi cổ phần, phần vốn góp tại doanh nghiệp khác, yêu cầu phải có xác nhận của công ty kiểm toán được chấp thuận có chức năng thẩm định giá, có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp tổ chức phát hành, chủ nợ, bên hoán đổi là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành.

Đối với trường hợp hoán đổi nợ, phải có ý kiến chấp thuận của chủ nợ, chỉ cho phép hoán đổi các khoản nợ đã được thể hiện tại Báo cáo tài chính đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua; đồng thời, yêu cầu xác định rõ đối tượng được hoán đổi trong Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông./.

Duy Thái