【nằm mơ thấy chó đen】Ngành Tài chính đồng hành với sự nghiệp phát triển chung của đất nước
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh như vậy khi trả lời phỏng vấn Thời báo Tài chính Việt Nam về quá trình phát triển của ngành sau 40 năm thống nhất đất nước.
TBTCVN:Thưa Bộ trưởng,ànhTàichínhđồnghànhvớisựnghiệppháttriểnchungcủađấtnướnằm mơ thấy chó đen sau 40 năm thống nhất đất nước, nền kinh tế nước ta từ nghèo nàn và lạc hậu đã trở thành một nền kinh tế năng động trong khu vực, thành tựu ấy có sự đóng góp vô cùng quan trọng của ngành Tài chính. Là người đứng đầu ngành Tài chính, Bộ trưởng đánh giá như thế nào về quá trình phát triển của ngành trong suốt chiều dài lịch sử đất nước 40 năm qua?
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:Có thể nói, trong bất kỳ giai đoạn nào, hoàn cảnh nào, ngành Tài chính đều có những đóng góp lớn cho đất nước. Ngành đã tập trung chỉ đạo, điều hành các mặt hoạt động nhằm làm chủ các nguồn lực để bảo đảm thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Có thể thấy rõ trong những giai đoạn đầu xây dựng đất nước, chính sách động viên NSNN qua hình thức thuế và thu quốc doanh đã được thống nhất dần từng bước, gắn với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn 1986 - 2000 là giai đoạn đầu thực hiện chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá, tập trung bao cấp sang cơ chế kinh tế nhiều thành phần, đa sở hữu, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Việc ban hành các luật thuế cùng với Luật NSNN (ban hành năm 1996 và sửa đổi năm 1998) đã tạo cơ sở pháp lý cho chế độ phân cấp ngân sách giữa trung ương và địa phương đánh dấu sự phát triển về thể chế tài chính nhà nước trong huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực NSNN, hướng tới việc quản lý, sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả và minh bạch. Chính sách chi ngân sách đã được đổi mới theo hướng giảm dần sự bao cấp của NSNN, đặc biệt là chế độ bao cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công.
Giai đoạn 2001 - 2015, mặc dù chịu tác động kéo dài của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á (1997 - 1998) và biến động bất lợi của khủng hoảng tài chính - kinh tế thế giới năm (2008 - 2009), Việt Nam vẫn huy động được một khối lượng lớn các nguồn vốn đầu tư phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Đóng góp vào kết quả này là những cải cách thể chế quan trọng theo hướng tập trung tháo gỡ rào cản về cơ chế, chính sách tài chính để huy động, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính; hình thành và phát triển đồng bộ các loại hình thị trường tài chính đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế; tập trung cải cách hành chính và hiện đại hóa, tiến tới xây dựng một nền tài chính hiện đại; tạo lập một môi trường đầu tư thống nhất, công bằng, minh bạch, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng thăm Cục công nghệ thông tin - Tổng cục Thuế ngày 9/7/2014. Ảnh: Minh Nhật. |
Bên cạnh đó, với việc quản lý đa ngành, đa lĩnh vực bao gồm: Thuế, Hải quan, Kho bạc Nhà nước, Dự trữ Nhà nước, Chứng khoán… khối lượng công việc ngày càng nhiều, bộ máy tổ chức của Bộ Tài chính đã không ngừng được kiện toàn trên nhiều phương diện, trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển, tăng cường hiện đại hóa và hội nhập kinh tế - tài chính quốc tế ngày càng sâu rộng. Đến hiện tại, cơ cấu tổ chức của Bộ gồm 25 tổ chức hành chính và 4 tổ chức sự nghiệp nhà nước với đội ngũ cán bộ khoảng 80.000 người, có năng lực, tinh thần trách nhiệm cao và thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
Có được kết quả này là nhờ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, sự tâm huyết của các thế hệ lãnh đạo ngành Tài chính qua các thời kỳ, sức mạnh đoàn kết, ý chí phấn đấu không ngừng của lớp lớp cán bộ, nhân viên ngành Tài chính gìn giữ và phát huy nét son truyền thống của ngành.
TBTCVN:Thưa Bộ trưởng, có thể thấy mỗi chặng đường lịch sử của đất nước, ngành Tài chính đều để lại những dấu ấn đáng ghi nhớ. Nếu chỉ xét riêng về góc độ cải cách thủ tục hành chính của ngành Tài chính, những năm qua toàn ngành đã có những bước đột phá về cơ chế, góp phần thúc đẩy môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo điều kiện mọi thành phần doanh nghiệp phát triển... Nhờ vậy, kinh tế năm 2014 và quý I/2015 đã có nhiều khởi sắc. Với kết quả đạt được như hiện nay, Bộ trưởng có bằng lòng với kết quả đó và nhiệm vụ trong thời gian tới là gì, thưa Bộ trưởng?
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:Thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, trong năm 2014 và những tháng đầu năm 2015, Bộ Tài chính đã triển khai quyết liệt các giải pháp cải cách thủ tục hành chính nhằm giảm thời gian nộp thuế, thời gian thực hiện thủ tục hải quan và đã tạo điều kiện thuận lợi đáng kể cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường... Nhờ đó, trong những tháng đầu năm 2015 các chỉ số phát triển kinh tế đã có chuyển biến khá tích cực. Kinh tế vĩ mô quý I năm nay thể hiện sự phục hồi rõ nét với GDP tăng cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
Từ những kết quả đạt được đã thể hiện sự quyết tâm và nỗ lực của toàn ngành Tài chính đối với việc cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia trong năm qua. Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao năng lực cạnh tranh, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế ngày càng sâu, rộng thì yêu cầu đặt ra cho công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan còn rất nặng nề và ngày càng khó khăn hơn.
Trong bất kỳ giai đoạn nào, hoàn cảnh nào, ngành Tài chính đều có những đóng góp lớn cho đất nước. Ngành đã tập trung chỉ đạo, điều hành các mặt hoạt động nhằm làm chủ các nguồn lực để bảo đảm thực hiện đường lối phát triển kinh tế - xã hội. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng. |
Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu trong năm 2015 giảm số giờ thực hiện thủ tục hành chính về mức tương đương các nước ASEAN-6: thời gian nộp thuế còn 121,5 giờ/năm; tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt tối thiểu 90%; xây dựng và công khai cơ sở dữ liệu về hoàn thuế, bảo đảm ít nhất 90% hoàn thuế đúng thời gian quy định; thời gian hàng hóa xuất, nhập khẩu giao lưu qua biên giới đạt mức tối đa 13 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 14 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu.
Đến cuối năm 2016, Nghị quyết 19/NQ-CP đặt mục tiêu tối thiểu đạt mức trung bình các nước ASEAN-4 (bao gồm 03 nhóm chỉ tiêu mới là: kiểm tra trước hoàn thuế; thực hiện quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý những khiếu nại về thuế): thời gian nộp thuế còn 119 giờ/năm; thời gian hoàn thành thủ tục xuất khẩu còn dưới 10 ngày, nhập khẩu còn dưới 12 ngày.
Trong quá trình triển khai, Bộ Tài chính đã nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ qua các buổi làm việc về cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, hải quan và bảo hiểm xã hội. Để đạt được yêu cầu của Nghị quyết số 19 của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới cùng với việc tiếp tục triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính trong năm 2014, Bộ Tài chính sẽ tập trung thực hiện thêm các giải pháp trong đó sẽ đặc biệt tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức về cải cách thủ tục hành chính.
Yêu cầu đặt ra đối với cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan, bảo hiểm xã hội trong thời gian tới là rất lớn và còn nhiều khó khăn, nhưng với sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp của các bộ, ngành, địa phương cùng với sự nỗ lực, quyết tâm của Bộ Tài chính trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên thì các mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đặt ra trong thời gian tới là khả thi. Qua đó, góp phần không nhỏ trong công cuộc cải cách hành chính chung và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội của đất nước.
TBTCVN:Thưa Bộ trưởng, an sinh xã hội là mục tiêu ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta để thúc đẩy công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước. Để thực hiện mục tiêu này, việc điều hành ngân sách nhà nước nhiều năm qua đã ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Tuy nhiên, trước bối cảnh ngân sách khó khăn như hiện nay, xin Bộ trưởng cho biết thời gian tới, mục tiêu này sẽ được triển khai như thế nào?
- Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng:Thực hiện công bằng xã hội, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua nhà nước đã ban hành nhiều chính sách an sinh xã hội để trợ giúp cho các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa,...như: Hỗ trợ người nghèo tham gia bảo hiểm y tế; trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng bảo trợ xã hội; miễn thủy lợi phí; hỗ trợ người có công, người nghèo cải thiện nhà ở; hỗ trợ miễn giảm học phí; thực hiện Luật Người khuyết tật, Luật Người cao tuổi; chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo;…
Việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội đã mang lại nhiều kết quả tích cực, tạo niềm tin của nhân dân và xã hội vào Đảng và Nhà nước.
Trong bối cảnh nền kinh tế và NSNN còn khó khăn, yêu cầu phải cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng chi đầu tư phát triển, đảm bảo trả các khoản nợ đến hạn, ưu tiên cho quốc phòng, an ninh trong tình hình mới, đồng thời tiếp tục thực hiện tốt hơn các chính sách an sinh xã hội. Trong thời gian tới cần tập trung thực hiện các giải pháp sau:
Một là,tập trung tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh; quyết liệt chống thất thu, thúc đẩy cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; điều chỉnh chính sách thu cho phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế;... để tạo nguồn thu NSNN ổn định, bền vững.
Hai là,cơ cấu lại NSNN: Đổi mới cơ chế tự chủ hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, thực hiện cơ chế giá dịch vụ. Từng bước tinh giản biên chế bộ máy, triệt để tiết kiệm các khoản chi cho bộ máy quản lý nhà nước. Tiếp tục cơ cấu lại nợ công, mở rộng thị trường huy động các nguồn lực ngoài NSNN cho đầu tư phát triển.
Ba là,rà soát tổng thể các chính sách an sinh xã hội, các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), các chương trình, dự án để cắt giảm các chính sách chồng chéo, trùng lắp và kém hiệu quả. Xây dựng lộ trình, quy mô phù hợp đối với từng nhóm chính sách, tránh tư tưởng ỉ lại, tăng cường chính sách cho vay, quan tâm hơn các chính sách trợ giúp các đối tượng cận nghèo,... Chương trình MTQG giai đoạn 2016 - 2020 tập trung thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững và chương trình xây dựng nông thôn mới.
TBTCVN:Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Huyền Trang (Thực hiện)