当前位置:首页 > Thể thao > 【bxh indo liga 1】Nhiều khó khăn trong tổ chức bán trú bậc tiểu học

【bxh indo liga 1】Nhiều khó khăn trong tổ chức bán trú bậc tiểu học

2025-01-11 08:13:41 [Cúp C1] 来源:Empire777

GẦN 15.000 HỌC SINH CẤP I BÁN TRÚ

Theềukhoacutekhăntrongtổchứcbaacutentruacutebậctiểuhọbxh indo liga 1o số liệu thống kê của Sở GD-ĐT, đến cuối năm học 2017-2018, toàn tỉnh có 45 trường tiểu học tổ chức bán trú cho học sinh với tổng 563 lớp và 14.856 em, chiếm 15,37% tổng số học sinh tiểu học của tỉnh và tăng 2,2% so với năm học trước. Trong đó, thị xã Đồng Xoài có số trường, số lớp tổ chức bán trú và có số lượng học sinh học bán trú cao nhất tỉnh. Đến cuối năm học 2017-2018, Đồng Xoài có 10/14 trường tiểu học tổ chức bán trú cho học sinh, với 171 lớp/6.518 em, chiếm trên 65% tổng số học sinh tiểu học của thị xã.

Trong điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển, nhu cầu việc làm cũng như cường độ lao động của các bậc phụ huynh tăng cao, nhất ở các vùng đô thị, khu vực kinh tế phát triển và các khu, cụm công nghiệp... thì nhu cầu bán trú cho học sinh rất lớn. Việc tổ chức bán trú cũng là động lực để huy động trẻ em đến trường, giúp duy trì sĩ số, tỷ lệ chuyên cần. Đồng thời tạo điều kiện cho các trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày, giáo dục các em kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm. Đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh trong việc gửi con em ăn và nghỉ trưa tại trường, hạn chế đưa đón, đảm bảo sức khỏe cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học.

Một bữa ăn trưa của các lớp học bán trú tại Trường tiểu học Tân Phú (Đồng Xoài)

Ông Lý Thanh Tâm, Phó giám đốc phụ trách Sở GD-ĐT cho biết: Do lợi ích cũng như tính ưu việt của việc tổ chức học bán trú cho học sinh tiểu học nên mục tiêu của ngành GD-ĐT tỉnh là phát triển loại hình bán trú ở các trường tiểu học qua từng năm học. Đối với trường tiểu học còn khó khăn, Sở GD-ĐT định hướng phát triển lớp bán trú theo hình thức xã hội hóa. Các trường tổ chức dạy 2 buổi/ngày cần tiến hành khảo sát nhu cầu bán trú của học sinh và phụ huynh để xây dựng lộ trình mở lớp bán trú cho phù hợp. Trên cơ sở đó xin chủ trương của phòng GD-ĐT, UBND các huyện, thị xã để thống nhất cách làm. Trong đó, điều kiện quan trọng nhất là phải có sự đồng thuận, ủng  hộ và hỗ trợ trực tiếp từ phụ huynh.

CẦN SỰ CHUNG TAY CỦA CỘNG ĐỒNG

Hiện nay việc tổ chức bán trú cho học sinh tiểu học trên địa bàn tỉnh đang gặp những khó khăn nhất định. Nhu cầu của phụ huynh và học sinh ngày càng tăng cao trong khi cơ sở vật chất phục vụ lớp bán trú chưa đáp ứng được. Đặc biệt, chỗ ngủ của học sinh bán trú chủ yếu tận dụng phòng học. Nguồn đầu tư kinh phí từ ngân sách để xây dựng phòng học, nhà bếp, nhà ăn cho học sinh còn hạn hẹp. Các trường đều phải vận động đóng góp đầu tư thêm từ nguồn xã hội hóa, trong khi đời sống nhân dân trong tỉnh còn khó khăn.

Theo ban giám hiệu một số trường tiểu học có tổ chức bán trú cho học sinh trên địa bàn thị xã Đồng Xoài thì điều kiện quyết định để bán trú cho học sinh là phải đủ phòng học để tổ chức dạy 2 buổi/ngày, sự đồng thuận của phụ huynh và cuối cùng là tổ chức ăn ngủ cho học sinh. Để thực hiện được các khâu này, nhất là vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đòi hỏi khối lượng công việc rất lớn và chiếm rất nhiều thời gian của ban giám hiệu, thậm chí nhiều hơn thời gian dành cho chuyên môn. Vì vậy, một số trường học chỉ muốn tổ chức các lớp học 2 buổi/ngày mà không mặn mà thực hiện bếp ăn bán trú. Nhưng đối với khu vực nội ô, trung tâm thị xã hoặc gần các khu công nghiệp thì việc cho con em học bán trú là nhu cầu vô cùng cần thiết của phụ huynh. Ở thị xã Đồng Xoài, có trường tỷ lệ học sinh học bán trú lên đến 95%. Tại các trường học có bán trú ở Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh thì việc cung cấp suất ăn cho học sinh do các cơ sở, công ty dịch vụ ăn uống đảm nhiệm theo hợp đồng với nhà trường và hội phụ huynh. Nhà trường chỉ lo cho các em ngủ, nghỉ buổi trưa, như vậy sẽ giảm áp lực công việc, thời gian cho ban giám hiệu để chuyên tâm vào chuyên môn. Tuy nhiên, hiện nay tại Đồng Xoài chưa có các dịch vụ này.  

Việc phát triển lớp bán trú cấp tiểu học vừa là nhu cầu vừa là mục tiêu của ngành giáo dục. Vì vậy, để phát triển lớp bán trú ở bậc tiểu học trên địa bàn tỉnh đòi hỏi phải có sự phối hợp, hỗ trợ, chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị và cộng đồng. Từ đó góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020 về phát triển sự nghiệp giáo dục của tỉnh.

Kim Phụng

(责任编辑:Cúp C2)

推荐文章
热点阅读