【kết quả malaysia hôm nay】Chứng khoán trên thị trường thế giới diễn biến trái chiều
Giao dịch viên tại Sàn chứng khoán New York, Mỹ. |
Các thị trường chứng khoán trên thế giới diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch ngày 6/6 sau khi chứng khoán Mỹ giảm mạnh do số liệu việc làm của Mỹ được dự đoán tăng cao đã củng cố những đồn đoán về khả năng Ngân hàng Dự trữ liên bang (Fed) nâng lãi suất trong những tháng tới và chính quyền Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng dịch COVID-19.
Tại thị trường châu Á, chỉ số Nikkei của Nhật Bản tăng lên mức cao nhất trong hơn 2 tháng do đồng yen yếu so với USD, cùng với hy vọng chính phủ nước này sẽ sớm khởi động lại chiến dịch quảng bá du lịch trong nước.
Chốt phiên, chỉ số Nikkei-225 tại Tokyo tăng 0,56% lên 27.915,89 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 30/3 vừa qua.
Các chỉ số chính của Trung Quốc đại lục và Hong Kong (Trung Quốc) đều tăng điểm mạnh với hy vọng kinh tế tăng trưởng trở lại khi nhà chức trách nới lỏng một số biện pháp khống chế dịch tại những thành phố lớn như Thượng Hải, Bắc Kinh.
Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,28% lên 3.236,37 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hong Kong tăng 1,5% lên 21.653,90 điểm.
Trong khi đó, giá chứng khoán tại các thị trường Sydney, Mumbai, Singapore, Manila, Bangkok và Jakarta đều đồng loạt đi xuống.
Tại thị trường châu Âu, đầu phiên giao dịch, chứng khoán tăng điểm mạnh nhờ sự hỗ trợ của chứng khoán nhóm ngân hàng và hàng hóa trong khi các nhà đầu tư đang theo dõi số liệu lạm phát của Mỹ và chi tiết cuộc họp của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) vào cuối tuần này.
Cụ thể, chỉ số STOXX 600 tổng hợp chứng khoán toàn châu Âu tăng 0,8% sau khi chốt phiên giảm 0,9% trong tuần qua do lo ngại tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm trong bối cảnh giá hàng hóa tăng và nhiều ngân hàng trung ương siết chặt chính sách tiền tệ.
Chỉ số FTSE 100 trên sàn chứng khoán London (Anh) nhích 0,9% lên 7.597,52 điểm.
Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), chỉ số DAX trên sàn chứng khoán Frankfur (Đức) tăng 1% lên 14.604,68 điểm, trong khi chỉ số CAC 40 trên sàn chứng khoán Paris (Pháp) tăng 1% lên 6.550,43 điểm.
Các thương nhân Mỹ đã tháo chạy khỏi thị trường chứng khoán nước này vào cuối tuần trước, sau khi số liệu việc làm phi nông nghiệp của nước này cho thấy hoạt động tuyển dụng chậm lại, dù số vị trí mới được tạo ra vẫn nhiều hơn dự kiến.
Thông tin này được đưa ra khi nhiều quan chức cho rằng Fed có thể tiếp tục tăng mạnh lãi suất nhằm nỗ lực kiềm chế lạm phát.
Tuy nhiên, với việc giá cả bị đẩy lên cao hơn do nhiều yếu tố khác nhau, từ xung đột tại Ukraine đến các lệnh phong tỏa được áp đặt để phòng dịch COVID-19 của Trung Quốc, vẫn còn những lo ngại rằng các biện pháp của Fed có thể giáng một đòn mạnh vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Lạm phát tăng vọt đã buộc các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới phải thắt chặt chính sách tiền tệ. ECB cho biết sẽ tăng lãi suất vào tháng 7 tới. Nếu vậy, đây sẽ là lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ ECB nâng lãi suất chủ chốt.
Ông Shane Oliver, trưởng bộ phận chiến lược đầu tư và chuyên gia kinh tế tại công ty tư vấn tài chính AMP Capital, cho biết vấn đề quan trọng đối với thị trường là liệu các ngân hàng trung ương có thể kiểm soát lạm phát mà không gây ra suy thoái hay không.
Chuyên gia này cũng lưu ý thị trường chứng khoán có khả năng tiếp tục biến động trong ngắn hạn, khi các ngân hàng trung ương tiếp tục thắt chặt chính sách để chống lạm phát cao, xung đột tại Ukraine vẫn kéo dài và lo ngại về suy thoái vẫn còn.
Trên thị trường dầu mỏ, giá dầu trong phiên cùng ngày 6/6 tiếp tục tăng sau khi Saudi Arabia tăng mạnh giá dầu giao trong tháng 7 tới. Động thái này cho thấy nguồn cung bị thắt chặt ngay cả sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác, còn gọi là OPEC+, đồng ý tăng nhanh sản lượng trong 2 tháng tới.
Trong phiên này, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 0,6% lên 120,41 USD/thùng. Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) tăng 0,55% lên 119,53 USD/thùng./.