Diện mạo mới trường vùng sâu
Sau gần 10 năm trở lại Trường THCS Chu Văn An,ờđầutrongxacircydựngtrườngchuẩnquốtỉ số laliga tây ban nha xã Đắk Nhau - nơi tập trung đông học sinh dân tộc thiểu số (DTTS), chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng. Hình ảnh ngôi trường xập xệ, nhà hiệu bộ dựng tạm bằng tôn, sân trường ngập nước mỗi khi mưa lớn đã được thay bằng ngôi trường mới khang trang với các dãy phòng học cao tầng, đầy đủ phòng chức năng, phòng thí nghiệm...
Được đầu tư trang thiết bị hiện đại, học sinh vùng sâu, dân tộc thiểu số xã Đắk Nhau hào hứng trong giờ học tiếng Anh
Tìm hiểu Phòng Tin học, chúng tôi được biết, 10 năm trước, Trường THCS Chu Văn An phải hợp đồng với bên ngoài thuê 40 máy vi tính và huy động xã hội hóa hỗ trợ học sinh học môn Tin học. Từ năm 2023, khi huyện Bù Đăng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xây dựng trường chuẩn quốc gia, Trường THCS Chu Văn An được trang bị 2 phòng máy vi tính có kết nối internet. Em Nông Thị Út Ngọc, học sinh lớp 8A6chia sẻ: Năm lớp 6, chúng em chưa được học trong phòng học hiện đại với đầy đủ trang thiết bị. Hiện nay, chúng em được trang bị đầy đủ thiết bị để học Tin học, ngoại ngữ... Việc học vì thế thuận lợi hơn rất nhiều.
Trường THCS Chu Văn An, xã Ðắk Nhau được trang bị máy vi tính hiện đại để học sinh học môn Tin học
Cơ sở vật chất trường lớp đầy đủ, hiện đại góp phần nâng cao chất lượng giáo dục vùng sâu
Cô Hoàng Thị Kim Cúc, giáo viên môn Tiếng Anh, Trường THCS Chu Văn An cho biết: Khi trường được đầu tư trang thiết bị hiện đại đã hỗ trợ nhiều cho giáo viên trong giảng dạy. Riêng môn Tiếng Anh, phòng lab đã giúp các em cải thiện kỹ năng nghe, giao tiếp… Qua đó, giúp học sinh tự tin, tiếp cận công nghệ thông tin tốt hơn, thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thầy Nguyễn Quyết Thắng, Hiệu trưởng trường cho biết: Trường THCS Chu Văn An hiện có 963 học sinh, trong đó 444 học sinh DTTS. Đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia với hệ thống phòng học, phòng chức năng hiện đại, trang thiết bị tiên tiến đã giúp học sinh vùng sâu, vùng đồng bào DTTS nâng cao chất lượng học tập. Hiện trường đã đáp ứng đầy đủ cơ sở vật chất, các tiêu chí trường chuẩn quốc gia.
Trường THCS Chu Văn An được xây dựng mới, khang trang, đạt chuẩn quốc gia
Trường tiểu học Xuân Hồng, xã Bình Minh được xây dựng khang trang, đạt chuẩn quốc gia
Sau khi chuyển về vị trí mới, Trường tiểu học Xuân Hồng, xã Bình Minh được UBND huyện Bù Đăng đầu tư xây dựng theo lộ trình chuẩn quốc gia. Thầy Trần Văn Tam, Hiệu trưởng trường cho biết, từ năm 2019, trường được quy hoạch xây dựng khối các phòng học. Năm 2022, phòng học chức năng và khu hiệu bộ được xây dựng. Năm 2023, trường hoàn chỉnh các hạng mục công trình. Tháng 11-2023, Trường tiểu học Xuân Hồng được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Đây là niềm vui, động lực to lớn để thầy và trò trường tiếp tục rèn luyện, phấn đấu đạt nhiều thành tích cao hơn trong năm học 2024-2025 và những năm tiếp theo. “Việc xây dựng trường chuẩn quốc gia với cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ, đội ngũ giáo viên ngày càng chuẩn chất lượng, phụ huynh ý thức quan tâm, chăm lo việc học của con em. Tất cả yếu tố đó đã nâng cao chất lượng dạy và học” - thầy Tam khẳng định.
Năm 1988-1989, năm học đầu tiên sau tái lập huyện, Bù Ðăng có 10 trường học, trong đó cấp 1 có 4 trường; cấp 1-2 có 3 trường; THCS có 2 trường và chỉ có 1 trường THPT. Toàn huyện lúc bấy giờ có 107 lớp/2.940 học sinh. Ðến đầu năm học 2024-2025, Bù Ðăng đã có 1.135 phòng học ở các cấp từ mầm non đến THCS, trong đó có 854 phòng học kiên cố, 235 phòng học bán kiên cố, đạt tỷ lệ kiên cố 78,42%; cấp THPT có 161 phòng học kiên cố. Bù Ðăng được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu toàn tỉnh về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. |
Ðột phá bằng nhiều giải pháp linh hoạt
Thầy Nguyễn Tiến Thông, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bù Đăng cho biết: Đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia là tạo bước chuyển mạnh mẽ trong chất lượng giáo dục toàn diện, góp phần phát triển giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Những năm gần đây, công tác đầu tư cơ sở vật chất xây dựng trường chuẩn quốc gia luôn được cấp ủy, chính quyền các cấp xác định là nhiệm vụ trọng tâm. Phòng GD&ĐT luôn tích cực tham mưu, phối hợp xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; tham mưu UBND huyện đưa xây dựng trường chuẩn quốc gia vào đầu tư công, ưu tiên bố trí nguồn ngân sách đầu tư cho giáo dục; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở, trang thiết bị trong lộ trình trường chuẩn quốc gia... Huyện cũng đã quy hoạch mở rộng quỹ đất, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Theo kế hoạch, đến năm 2025, toàn huyện sẽ xây dựng thêm 5 trường đạt chuẩn quốc gia, nâng tổng số trường chuẩn quốc gia lên 38 trường, đạt 70,3%, đạt chỉ tiêu nghị quyết nhiệm kỳ huyện đề ra.
Học sinh Trường tiểu học Lê Lợi, thị trấn Đức Phong tự tin trong giờ học tiếng Anh
Một hành trình dài không mệt mỏi trong xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng giáo dục, ngành GD&ĐT huyện Bù Đăng đang ngày càng khẳng định vị thế, đáp ứng việc dạy - học cho tất cả học sinh trên địa bàn, kể cả vùng sâu, vùng xa và điểm lẻ. Cơ sở hạ tầng được đầu tư, chất lượng dạy và học cũng không ngừng tăng lên. Đây là minh chứng cho kết quả của việc bám sát Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020-2025 về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia của huyện anh hùng Bù Đăng.