Bộ Y tế vừa gửi Dự thảo Luật máu và tế bào gốc đề nghị Bộ Tư pháp tư vấn,ộYtếđềxuấthiếnmáulànghĩavụbắtbuộtỷ số pháp hôm nay thẩm định. Đây là lần đầu tiên xây dựng dự án luật này. Vấn đề được nhiều người quan tâm là trong Dự thảo luật, Bộ Y tế đề xuất 2 phương án, trong đó có phương án quy định hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân (trừ một số trường hợp cụ thể).
Bộ Y tế đề xuất hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tại các nước đang phát triển, cần khoảng 2% dân số hiến máu mỗi năm. Như vậy mỗi năm, Việt Nam với khoảng 90 triệu dân sẽ cần 1,8 triệu đơn vị máu.
Hiện nay, việc hiến máu tại nước ta được thực hiện trên cơ sở tự nguyện của các cá nhân, trung bình một năm mỗi người hiến tối đa 4 lần. Tuy nhiên, lượng máu thu được mới chỉ đáp ứng 45% nhu cầu cấp cứu, điều trị bệnh.
Nhằm khắc phục tình trạng thiếu máu, trong Dự thảo Luật máu và tế bào gốc, Bộ Y tế đề xuất 2 giải pháp. Giải pháp thứ nhất, quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện mỗi năm một lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu. Giải pháp thứ 2, quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.
Cũng theo Bộ Y tế, từ kinh nghiệm của các nước trên thế giới và trong khu vực cho thấy, để giải quyết tình trạng thiếu máu và bảo đảm an toàn truyền máu, Chính phủ các nước đã đề xuất việc ban hành Luật hiến máu hoặc các luật khác có liên quan đến vấn đề hiến máu tình nguyện không lấy tiền. Sau khi luật hiến máu được ban hành, tình trạng khan hiếm máu cho cấp cứu và điều trị đã cơ bản được giải quyết.
Dự kiến dự án Luật máu và tế bào gốc sẽ trình Quốc hội cho ý kiến vào kỳ họp thứ 7 năm 2018.
Theo VOV