【nhận định molde】Đã đến lúc, tranh Huế cần được quan tâm thẩm định
PGS. TS Phan Thanh Bình
Ông Bình nhận xét,ĐãđếnlúctranhHuếcầnđượcquantâmthẩmđịnhận định molde đến giờ, dù dư luận có sôi sục thế nào thì vụ việc tại triển lãm “Những bức tranh về từ châu Âu” trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật TP. Hồ Chí Minh vừa qua cũng chỉ mới là nghi vấn tranh giả. Chưa có ai, chưa có tổ chức, cơ quan Nhà nước nào khẳng định chính xác có tranh giả tại triển lãm này một cách thuyết phục và khoa học. Ngay cả bức “Trừu tượng” ký tên họa sĩ Tạ Tỵ mà họa sĩ Thành Chương khẳng định là tranh của ông cũng cần có những minh chứng cụ thể, đầy đủ và khoa học, có tính pháp lý hơn. Bởi vẫn có khả năng đây là tranh thật nhưng giả chữ ký họa sĩ khác.
Ở Việt Nam, tranh bị giả nhiều nhất là tác phẩm của các họa sĩ Đông Dương. Tôi rất quan tâm đến vụ việc này, bởi lẽ Trường đại học Nghệ thuật Huế đang có lộ trình mở ngành giám tuyển mỹ thuật trong tương lai cùng với ngành phục chế. Đào tạo được giám tuyển nghệ thuật (Curator) là vô cùng khó khăn, vì đòi hỏi đội ngũ này phải có chuyên môn vững chắc và kỹ năng giám định bài bản, khoa học. Cùng với điều đó là sự trung thực, khách quan và lương tâm, trách nhiệm. Chắc chắn sau sự việc này, các trường mỹ thuật Việt Nam sẽ quan tâm đến việc mở ngành đào tạo giám tuyển nghệ thuật.
Nạn tranh giả, theo ông, nên có giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng “vàng thau lẫn lộn”?
Để tránh tình trạng nhầm lẫn phụ thuộc vào các giám tuyển, các đơn vị tổ chức của ngành văn hóa nghệ thuật và sự phối hợp của nhiều tầng lớp liên quan mới phát hiện được. Không một cá nhân nào đủ trình độ thẩm định tất cả các dòng tranh vì phạm vi bao quát của giám tuyển chỉ có thể chuyên sâu một mảng nào đó. Lâu dài, cần có sự phối hợp đồng bộ của các ban ngành, các nhà khoa học, các nghệ sĩ mới tạm ngăn chặn được. Và như đã nói ở trên, cần đào tạo được đội ngũ giám tuyển nghệ thuật có chuyên môn sâu, có tinh thần trách nhiệm cao.
Vậy đối tượng theo học ngành giám tuyển cần hội đủ những điều kiện gì? Trường đại học Nghệ thuật Huế khi nào có thể mở được ngành giám tuyển?
Đào tạo giám tuyển vô cùng khó khăn bởi yêu cầu tuyển lựa rất kỹ càng. Giám tuyển cần phải tích lũy được kiến thức bao quát rộng lớn không chỉ về mỹ thuật mà cả văn hóa, lịch sử; có kiến thức chuyên sâu về các loại hình nghệ thuật, nắm bắt được phong cách sáng tạo, hiểu rõ đời sống nghệ thuật, am tường chất liệu và kỹ năng sáng tác... Nhưng trên hết phải là người có lòng trung thực, công tâm và trách nhiệm, nếu không hậu quả là khó lường hết được.
Trường đại học Nghệ thuật Huế hướng đến mục tiêu này nhưng không thể đốt cháy giai đoạn bởi, xây dựng được một chương trình đào tạo giám tuyển sao cho tốt và thực chất đòi hỏi mất nhiều thời gian và sự thẩm định của nhiều nhà nghệ thuật uy tín cùng các chuyên gia hàng đầu về mỹ thuật. Trước mắt, chúng tôi cần nghiên cứu đầy đủ hơn chương trình đào tạo giám tuyển của các nước rồi mới tính những bước tiếp theo.
Ông đã gặp tình huống nào liên quan đến tranh giả? Ở Huế có tình trạng tranh bị nhái không?
Tranh của họa sĩ Huế bị nhái nhưng không nhiều. Ở Huế ít thấy tranh nhái nhưng ở Hội An, vài họa sĩ của Huế bỗng nhiên nhận ra tranh của mình được ký tên người khác. Hoặc, không phải tranh họ vẽ, giả chữ ký của họ. Tình trạng này đều xếp vào loại tranh giả. Ở Huế, gallery không nhiều và còn có vẻ khá “an toàn”. Tuy nhiên, ngấm ngầm cũng có hiện tượng một số người nhái tranh của các họa sĩ nổi tiếng Việt Nam mang đi Hội An bán. Cũng có người nhái tranh của họa sĩ Sỹ Ngọc – giảng viên trường này, từng phát hiện ra ở Hội An cách đây chục năm.
Mỗi năm tôi chỉ vẽ mười mấy bức thì quản lý được nhưng những người vẽ nhiều, sống bằng nghề bán tranh thì họ rất lo lắng. Hiện nay, nhiều họa sĩ ở Huế vẽ tranh xong không dám gửi ở các gallery mà bán trực tiếp cho các nhà sưu tập vì sợ bị nhái, sao chép, nhân bản hàng loạt. Đó là cách họ tự vệ nhưng điều này có cái dở là công chúng không biết nhiều về họ, họ cũng rất ít khi xuất hiện ở các triển lãm.
Nếu tranh của họa sĩ nào đó ở Huế bị làm giả, có phải vì tác phẩm đó có chất lượng?
Việc tranh của họa sĩ nào đó bị làm giả không hẳn do họ nổi tiếng mà phụ thuộc lựa chọn của khách hàng, hoặc dòng tranh đó có nhiều người mua. Tôi chưa thấy hiện tượng nhái tranh, làm giả tranh của các họa sĩ nổi tiếng, như: Tôn Thất Đào, Đinh Cường, Tôn Thất Văn, Bửu Chỉ, Hoàng Đăng Nhuận, Vĩnh Phối…
Từ vấn nạn tranh giả, điều công chúng quan tâm là việc thẩm định tranh ở Huế trong các triển lãm được tiến hành như thế nào? Có chặt chẽ không?
Về mặt bằng trình độ, chất lượng, tranh của họa sĩ Huế không thua kém TP. HCM, Hà Nội. Tuy nhiên, mỹ thuật Huế quá thua kém về mặt thị trường, yếu ở sự hòa nhập quốc tế và điều đó khiến các họa sĩ Huế không dám mạnh dạn tổ chức các hoạt động đấu giá, bán tranh thật sự mà chỉ làm nhỏ lẻ, cá nhân, bởi chi phí khá lớn, cần đội ngũ giám tuyển kinh nghiệm, cần không gian... PGS. TS Phan Thanh Bình |
Hiện ở Huế, hầu hết các triển lãm lớn nhỏ đều phải thông qua kiểm duyệt của Hội đồng nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức. Tuy nhiên, đó là những triển lãm thông thường của Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế hay các nhóm tác giả, tác giả triển lãm. Việc thẩm định tranh mới chỉ dừng lại ở tư tưởng, nghệ thuật còn về mặt bản quyền tác giả gần như là bỏ trống. Nếu có một triển lãm kiểu hồi cố về một tác giả nào đó e là sẽ gặp khó khăn trong thẩm định vì ở Huế không có ai là giám tuyển đủ sức bao quát được tất cả các họa sĩ Huế, cũng như đủ trình độ chuyên môn sâu để thẩm định mọi loại tranh, mọi tác giả, thời kỳ. Có lẽ, các cơ quan chức năng ở Huế cũng cần sớm quan tâm đến điều này và xây dựng một đội ngũ cộng tác viên thẩm định tranh có chuyên môn sâu và khoa học.
Tháng 9 tới đây, Hội VHNT Thừa Thiên Huế tổ chức một triển lãm đặc biệt có tên “hồi cố” của nhiều họa sĩ Huế rất nổi tiếng, như: Đinh Cường, Tôn Thất Đào, Nguyễn Khoa Toàn, Dương Đình Sang… Đa số những tác phẩm này từ TP. HCM đưa ra và một số của gia đình các họa sĩ. Triển lãm này sẽ đụng đến vấn đề công chúng đang quan tâm đó là thẩm định có đúng tranh của chính tác giả không. Qua vụ việc nghi ngờ tranh giả ở TP. Hồ Chí Minh cho thấy, Huế cần phải quan tâm đến vấn đề này một cách nghiêm túc và chặt chẽ hơn.
Ông vừa nhắc đến “thị trường”, vậy thị trường tranh ở Huế hiện nay như thế nào?
Thị trường tranh của Huế gần như không có. Các gallery trưng bày nhiều thứ khác nhau từ tranh vẽ đến đồ mỹ nghệ và không có tính chuyên nghiệp. Vì không có thị trường nên họa sĩ vẽ tranh dù rất đẹp nhưng đành đem bán bằng nhiều cách khác nhau. Có mấy khi triển lãm ở Huế bán được tranh đâu. Đa số họa sĩ Huế sống bằng tranh một cách lặng lẽ, vẽ và tự tìm nguồn bán tranh riêng, thậm chí họ tự liên kết với các tour, hướng dẫn viên đưa khách đến nhà mua tranh.
Hiện nay, các nhà sưu tập có mua tranh của các họa sĩ ở Huế nhưng chưa đến mức săn lùng, hay tìm cách đấu giá để mua cho bằng được.
Vậy, để tạo một thị trường tranh sôi động, theo ông, hướng đi nên như thế nào?
Muốn có thị trường tranh thì phải có nguồn khách mua tranh, mà nguồn này chủ yếu từ du lịch và nhu cầu của công chúng địa phương. Về nhu cầu của công chúng, do mặt bằng thu nhập và đời sống ở Huế còn khó khăn nên chắc chắn điều đó không nhiều, chỉ còn hy vọng vào nguồn khách du lịch. Thế nhưng, có vẻ như khách du lịch đến Huế rất vội vàng nên họ không quan tâm đến việc mua tranh.
Thị trường tranh muốn sống được phải liên kết với du lịch. Hiện nay, chưa có sự liên kết giữa Hội Mỹ thuật, các họa sĩ với các tour du lịch. Nếu không gắn kết được với du lịch thì không thể có thị trường, vì thị trường tranh chủ yếu của Việt Nam và Huế là khách du lịch. Rõ ràng, sự gắn kết giữa nghệ thuật với du lịch đang là khoảng trống khá lớn.
Khách du lịch đến Huế nhiều nhưng tại sao không quan tâm mua tranh, đó là dấu hỏi rất lớn và mang tính vĩ mô. Để tạo sự gắn kết này cần có sự vào cuộc của các cơ quan chức năng: Hội VHNT, Hội Mỹ thuật, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch, quan trọng nhất là các công ty lữ hành, hướng dẫn viên vì họ là người giới thiệu trực tiếp với du khách.
Xin cảm ơn ông!
MINH HIỀN (Thực hiện)