【hang hai tbn】Bài 2: Điểm sáng về cắt giảm điều kiện kinh doanh
Bài 1: Tiên phong cải cách,àiĐiểmsángvềcắtgiảmđiềukiệhang hai tbn vượt lên chính mình Nhìn lại hành trình 10 năm thực hiện chương trình cải cách hành chính (CCHC) của Bộ Công Thương, dù có khen có chê song ... |
Toạ đàm đánh giá về công tác cải cách hành chính của Bộ Công Thương |
Cải cách điều kiện kinh doanh rất bài bản
Thời gian qua, Bộ Công Thương đã ban hành được một chương trình cải cách điều kiện kinh doanh rất bài bản. Cụ thể là rà soát các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực phụ trách; ban hành các quyết định về phương án cải cách. Đồng thời tiến hành cải cách một cách thực chất. Chính vì vậy, Bộ Công Thương là Bộ về đích sớm nhất các mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ít nhất 50% các thủ tục hành chính và điều kiện kinh doanh Thủ tướng giao.
Tiếp theo việc cắt giảm 675 điều kiện đầu tư, kinh doanh năm 2017, ngày 11/10/2018, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định số 3720/QĐ-BCT ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương giai đoạn 2019-2020 phương án đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa và chuyển hậu kiểm bao gồm: 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (tương đương 36%).
Để cụ thể hóa phương án nêu trên, Bộ Công Thương đã xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương. Dự thảo Nghị định được kết cấu thành 09 chương với 25 điều, theo đó dự kiến sửa đổi, bãi bỏ điều kiện kinh doanh trong các lĩnh vực như: sản xuất, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô; điện lực; hóa chất; kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Công Thương; khoáng sản; kinh doanh khí; kinh doanh rượu; kinh doanh thuốc lá.
Đơn cử như Cục Hóa chất, kể từ ngày ngày 7/1/2019 Thông tư số 49/2018/TT-BCT Bãi bỏ Thông tư số 42/2013/TT-BCT ngày 31/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quản lý, kiểm soát tiền chất trong lĩnh vực công nghiệp có hiệu lực, các tổ chức, cá nhân trong Khu chế xuất khi nhập khẩu tiền chất từ các doanh nghiệp nội địa và tổ chức, cá nhân khi xuất khẩu tiền chất từ nội địa vào Khu chế xuất sẽ không phải xin Giấy phép xuất, nhập tiền chất công nghiệp. Như vậy theo thống kê của Cục Hóa chất, số lượng hồ sơ sẽ giảm khoảng 6.000 hồ sơ/năm tương đương 50% hồ sơ mà doanh nghiệp không phải xin cấp phép xuất nhập khẩu tiền chất công nghiệp. “Thời gian trả kết quả TTHC giảm từ 7-10 ngày (tuỳ từng TTHC) xuống chỉ còn 3-5 ngày, riêng khai báo hoá chất thì chỉ sau khi tổ chức, cá nhân hoàn thành điền các thông tin yêu cầu trên internet của một Cửa quốc gia sau khoảng 15 giây là đã nhận được kết quả phản hồi tự động của hệ thống, xoá bỏ khoảng 70.000 bộ hồ sơ giấy/năm”- Lãnh đạo Cục Hóa chất khẳng định.
Đánh giá về công tác cải cách điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương, ông Vũ Tiến Lộc – Chủ tịch Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) cho rằng, Bộ Công Thương dưới sự chỉ đạo tích cực của Chính phủ đã có chuyển biến tích cực trong lĩnh cực cải cách các điều kiện kinh doanh. Bộ Công Thương đã làm lĩnh vực này rất một cách rất bài bản và tự nguyện, xuất phát từ tư duy quản lý chứ không phải sự ép buộc hay áp lực của Thủ tướng.
Chia sẻ về điểm mới của cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Sáng- Tổng giám đốc Tổng công ty Công nghiệp hóa chất mỏ - Vinacomin (MICCO) cho biết, đối với MICCO đặc biệt chú trọng tới công tác xuất khẩu, theo đó Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) đã tổ chức cho doanh nghiệp được được khai báo điện tử và việc thực hiện qua mạng vừa nhanh gọn, triển khai được đúng tiến độ với khách hàng. Đây là một trong những cơ hội tạo uy tín của công ty trên thị trường quốc tế.
Cắt giảm điều kiện kinh doanh đã tạo lực đẩy cho nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực xuất nhập khẩu |
Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp
Bước sang năm 2020, công tác cắt giảm điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương đang tiếp tục được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp kỳ vọng vì loại bỏ và đơn giản hóa nhiều điều kiện, thủ tục hành chính.
Bộ Công Thương cho biết, đã trình Chính phủ ban hành Nghị định số 17/2020/NĐ-CP cắt giảm, đơn giản hóa đơn giản hoá các thủ tục hành chính, điều kiện đầu tư kinh doanh và cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành đối với 205 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân.
Theo đó, 205 điều kiện kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hóa lần này tập trung trong lĩnh vực điện, ô tô, xăng dầu, gas, hóa chất, bia, thuốc lá, an toàn thực phẩm cũng như cải cách công tác kiểm tra chuyên ngành. Nhiều điều kiện kinh doanh được cắt giảm có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, được các chuyên gia, cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao như trong lĩnh vực điện, ô tô, kinh doanh xăng dầu, kinh doanh gas, an toàn thực phẩm…
Theo đại diện Bộ Công Thương, việc cắt giảm tiếp 205 điều kiện kinh doanh được thực hiện sau khi tiếp thu lắng nghe từ cộng đồng doanh nghiệp, chuyên gia, người dân để tiếp tục sửa đổi bổ sung các quy định quản lý nhà nước cho hoàn thiện, thích ứng với điều kiện thực tế và các cam kết hội nhập.
Bộ trưởng Bộ Công Thương và các lãnh đạo Bộ đã nhiều lần khẳng định việc tiếp tục cải cách mạnh mẽ về thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh luôn được Bộ quan tâm, được thực hiện một cách triệt để, khách quan, công tâm nhất, không phải vì lợi ích của Bộ Công Thương, ngành Công Thương mà là vì doanh nghiệp và tiến tới mục đích xa hơn là vì xã hội, đại bộ phận dân chúng.
Trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương đã thực hiện rà soát độc lập về điều kiện kinh doanh của các bộ, ngành. Kết quả cho thấy, trung bình, tỷ lệ bãi bỏ, đơn giản hoá điều kiện kinh doanh đạt 32% và khẳng định trong đó Bộ Công Thương cũng đạt mức yêu cầu với 47%. |