您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【kết quả trận iceland】Gặp khó do Covid

Ngoại Hạng Anh15694人已围观

简介Áp lực cho công tác tuyển sinhTrong đợt dịch lần thứ 4, các tỉnh thành phía Nam chịu tác động nặng n ...

Áp lực cho công tác tuyển sinh

Trong đợt dịch lần thứ 4,ặpkhókết quả trận iceland các tỉnh thành phía Nam chịu tác động nặng nề nhất. Dịch bệnh khiến nhiều địa phương phải giãn cách trong nhiều tháng, vì thế các học sinh không thể di chuyển lên thành phố học nghề được. Dù đã bước vào năm học mới được 2 - 3 tháng nhưng nhiều trường mới tuyển được 40 - 60% chỉ tiêu.

Gặp khó do Covid-19, các trường nghề vẫn tăng tốc đào tạo
Trường Cao đẳng nghề An Giang trao chứng chỉ cho lao động sau khóa học.

Ông Hoàng Văn Phúc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Bách khoa Sài Gòn cho biết, hiện mới có khoảng hơn 300 sinh viên xác nhận nhập học (60% tổng chỉ tiêu) trong năm học mới. "Dịch bệnh khiến cho nhiều người phải tính toán suy nghĩ về con đường học nghề. Nhiều gia đình có tâm lý cho con em đi làm công nhân hoặc học các lớp nghề ngắn hạn thay vì học nghề dài hạn để tiết kiệm chi phí, tiết kiệm thời gian" - ông Phúc nói.

Tương tự, Trường Trung cấp Bách khoa TP. Hồ Chí Minh với 600 chỉ tiêu, nhưng mới tuyển được khoảng 70%. Nguồn thu chủ yếu từ học phí sụt giảm. "Chúng tôi phải gồng gánh, xoay xở đủ cách để duy trì hoạt động, nếu thiếu thì đành vay mượn. Giờ chỉ mong học viên sớm được tiêm đủ vắc-xin, trường được mở cửa để hoạt động bình thường lại"- TS Đặng Văn Sáng- Hiệu trưởng Trường Trung cấp Bách khoa TP. Hồ Chí Minh nói.

Theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) TP. Hồ Chí Minh, thành phố hiện có 59 trường cao đẳng và 64 trường trung cấp. Đến tháng 10, bậc cao đẳng mới tuyển được khoảng 20.000 trong tổng số 45.000 chỉ tiêu, trong khi bậc trung cấp tuyển được gần 10.000 trong số 36.000 chỉ tiêu.

Cuối tháng 10, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐTBXH) cũng nhận định, Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Cơ quan này đề nghị các địa phương, các trường thuộc khối giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh việc truyền thông, tư vấn tuyển sinh và hướng nghiệp.

Vượt khó khăn, nỗ lực dạy nghề cho lao động

Bất chấp những khó khăn dịch bệnh gây ra, tỷ lệ tuyển sinh giảm, học trực tuyến khó khăn, nhiều trường đã chủ động, linh hoạt thay đổi cách thức giảng dạy, đào tạo, tìm kiếm cơ hội hợp tác khác.

Với 70% chương trình là thực hành, các trường nghề phải đầu tư phần mềm mô phỏng, gửi sinh viên đến doanh nghiệp hay thực hiện "ba tại chỗ" ở trường.

Ông Phạm Xuân Khánh - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội, cho hay, nhà trường phải xoay xở đủ cách, từ sản xuất video quay lại quá trình làm một sản phẩm, đến đầu tư phần mềm mô phỏng để các em dễ hình dung.

"Có những nghề rất dễ để học sinh thực hành tại nhà theo hướng dẫn của giáo viên như chăm sóc sắc đẹp hay điện - điện tử. Tuy nhiên, cũng có ngành nghề như công nghệ ô tô hay cơ khí, sinh viên không thể tự thực hành do không có thiết bị"- ông Khánh chia sẻ.

Bình thường sinh viên các ngành này được thực hành, thực tập ở doanh nghiệp, tối thiểu 3 - 4 tháng mỗi năm, có nghề gần như học hoàn toàn ở doanh nghiệp. Trong đại dịch, việc doanh nghiệp đóng cửa hoặc hạn chế sản xuất ảnh hưởng nhiều tới cơ hội rèn luyện kỹ năng của các em.

"Hà Nội giãn cách, chúng tôi đành khắc phục bằng dạy qua video, mô phỏng. Còn khi được nới lỏng, nhà trường phải cho sinh viên một số ngành đến thực hành tại trường với cam kết đảm bảo mật độ và các biện pháp phòng dịch. Với những sinh viên học lớp chất lượng cao chương trình của nước ngoài, trường triển khai "ba tại chỗ", để các em ăn, ngủ, học tại trường"- ông Khánh nói.

Còn với Trường Cao đẳng Nghề An Giang, trường đã linh hoạt tiếp cận các nguồn hỗ trợ phục vụ cho công tác dạy nghề. Trường đã đề xuất và được Tổ chức GIZ đồng ý hỗ trợ kinh phí triển khai các lớp đào tạo ngắn hạn cho người lao động.

Ông Nguyễn Thanh Hải - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng nghề An Giang cho biết, trường đã triển khai tổ chức lớp dạy nghề ngắn hạn cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 để chuyển đổi ngành nghề mới có thu nhập ổn định hơn. Theo đó, tất cả người lao động bị mất việc, bị giảm giờ làm, việc làm... (trong đó ưu tiên cho nữ giới và người khuyết tật) có nhu cầu học nâng cao trình độ tay nghề để chuyển đổi việc làm mới... được nhận đào tạo theo chương trình đặc biệt.

Cụ thể, học viên theo học không chỉ được miễn học phí nghề mà còn được hỗ trợ tiền ăn trưa, tiền đi lại và học bổng với điều kiện duy nhất là hoàn thành chương trình, được cấp chứng chỉ. Trong năm 2021, Trường Cao đẳng Nghề An Giang tổ chức 11 lớp với hơn 200 học viên. Trong đó có phối hợp với Nhà Văn hóa Lao động An Giang (Liên đoàn Lao động tỉnh An Giang) tổ chức 6 lớp tại địa bàn TP. Long Xuyên.

"Trường luôn nỗ lực gắn học với thực hành và dành 70% thời lượng cho phần thực hành, cộng với việc trang bị đầy đủ các thiết bị, dụng cụ... Đồng thời cũng căn cứ vào tính chất, nhu cầu của từng nội dung đào tạo mà linh hoạt tổ chức lớp học ngay tại địa phương để học viên tiện lợi trong đi lại, hoặc tổ chức tại trường để học viên có điều kiện tiếp cận và làm quen với thiết bị hiện đại... Vì thế, đã có nhiều học viên tìm được việc làm mới, có đơn hàng ngay sau khi tốt nghiệp"- ông Hải nói.

Trường nghề tìm giải pháp để tăng thực hành cho sinh viên

Theo thống kê, cả nước có hơn 1.900 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (gồm 400 trường cao đẳng, hơn 460 trường trung cấp và gần 1.050 trung tâm giáo dục nghề nghiệp) cũng đang xoay xở đủ cách để sinh viên được thực hành nhiều nhất có thể.

Tags:

相关文章