当前位置:首页 > Cúp C1

【kèo man city liverpool】Tiếp cận CMCN 4.0: Ngành Tài chính nâng cao hiệu quả hoạt động

tiep can cmcn 40 nganh tai chinh nang cao hieu qua hoat dong

Giám sát hải quan tại Nhà ga T2 Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Đà Nẵng. Ảnh: Ngọc Linh.

Nhiều kết quả tích cực

Có thể kể đến một số kết quả như: Áp dụng công nghệ ảo hóa nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư phần cứng; triển khai công nghệ phân tích dữ liệu lớn; bước đầu ứng dụng công nghệ mạng xã hội,ếpcậnCMCNNgànhTàichínhnângcaohiệuquảhoạtđộkèo man city liverpool công nghệ di động trong việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến (DVCTT), hệ thống thuế điện tử, hải quan điện tử, hệ thống quản lý giám sát hải quan tự động tại cảng biển, hệ thống một cửa quốc gia, một cửa ASEAN.

Trên thực tế, các giải pháp nói trên đã đạt được nhiều hiệu quả tích cực. Đơn cử trong lĩnh vực Hải quan, các thủ tục hành chính (TTHC) cốt lõi đều được cung cấp DVCTT mức độ 4 thông qua Hệ thống VNACCS/VCIS. Các TTHC khác cũng được Tổng cục Hải quan triển khai cung cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, Cổng thông tin điện tử hải quan, Cổng thanh toán điện tử, nâng số TTHC được cung cấp DVCTT tối thiểu mức độ 3 lên 170/180 TTHC (trong đó có 161 TTHC thực hiện ở mức độ 4).

Về triển khai Cơ chế một cửa quốc gia, tính đến ngày 20/6/2018, đã có 11 bộ, ngành (bao gồm cả Bộ Tài chính) triển khai 53 TTHC trên Cơ chế một cửa quốc gia, xử lý khoảng 1,3 triệu hồ sơ của 22.200 DN. Từ 1/1/2018, Việt Nam đã chính thức trao đổi thông tin C/O mẫu D điện tử với 4 nước ASEAN (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan) thông qua Cơ chế một cửa ASEAN. Tính đến ngày 15/5/2018 2018, tổng số C/O Việt Nam nhận từ 4 nước nêu trên là 25.850 C/O; tổng số C/O Việt Nam gửi tới 4 nước là 12.849 C/O.

Hệ thống quản lý hải quan tự động tại cảng biển, cảng hàng không được triển khai thành công tại 4 Cục Hải quan tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Hà Nội, TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu) với việc xử lý hơn 30 triệu kiện hàng vào; gần 24 triệu kiện hàng ra. Cơ quan Hải quan cũng đã kết nối với các hệ thống CNTT của các ngân hàng thương mại và Kho bạc Nhà nước để thực hiện thanh toán điện tử (E-payment). Đến nay, số thu qua phương thức điện tử hiện đã chiếm hơn 90% số thu ngân sách của Tổng cục Hải quan.

Đặc biệt, hiện nay, cơ quan Hải quan đã triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7 thông qua việc kết nối với 16 ngân hàng thương mại, giúp DN có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện; đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác; giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế; trước đây thời gian nộp thuế có thể mất thời gian từ 1 - 2 ngày, cá biệt có thể mất 5 ngày, nay chỉ còn 3 phút.

Đối với trong lĩnh vực Thuế, Hệ thống khai thuế điện tử đã được triển khai tại 63/63 tỉnh, thành phố và 100% chi cục thuế trực thuộc. Tính đến tháng 6/2018 có 99,94% số DN đang hoạt động trên cả nước tham gia sử dụng dịch vụ khai thuế điện tử; số lượng hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận là trên 52,2 triệu hồ sơ.

Tổng cục Thuế cũng đang phối hợp với 47 ngân hàng thương mại và 63 cục thuế triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử. Tính đến tháng 6/2018, số lượng DN đạt tỷ lệ 97,98%; số lượng DN hoàn thành đăng ký dịch vụ với ngân hàng chiếm tới 96,02% trên tổng số DN đang hoạt động; số tiền đã nộp NSNN từ 1/1/2018 đạt trên 264.602 tỷ đồng với 1.662.495 giao dịch nộp thuế điện tử.

Hoàn thuế điện tử cũng vậy, tính từ ngày 1/1/2018 đến tháng 6/2018, tổng số DN tham gia hoàn thuế điện tử đạt tỷ lệ 90,04%; số hồ sơ tiếp nhận là 8.491 hồ sơ trên tổng số 9.143 hồ sơ đạt tỷ lệ 92,86%; tổng số hồ sơ hệ thống đã giải quyết hoàn là 6.068 hồ sơ với tổng số tiền đã giải quyết hoàn là hơn 29.627 tỷ đồng. Cùng với đó, cơ quan Thuế còn xây dựng và triển khai thí điểm hệ thống cấp hóa đơn điện tử có xác thực; triển khai dịch vụ khai và nộp thuế điện tử, hộ cá nhân cho thuê nhà; triển khai dịch vụ nộp lệ phí trước bạ ô tô, xe máy điện tử.

Các giải pháp nêu trên không chỉ mang lại lợi ích hỗ trợ công tác quản lý tài chính của ngành mà còn mang lại hiệu quả rõ rệt cho toàn xã hội, giúp ngành Tài chính thiết lập được nền tảng căn bản để sẵn sàng và chủ động trong việc triển khai ứng dụng công nghệ của cuộc CMCN 4.0.

Xây dựng chiến lược tài chính toàn diện

Vừa qua, Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính đã ký ban hành Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ về triển khai ứng dụng của CMCN 4.0 trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Trong đó đặt ra các mục tiêu khá cụ thể đến năm 2025. Cụ thể: Hoàn thành xây dựng Chiến lược Tài chính toàn diện trong đó nhấn mạnh vai trò ứng dụng CNTT và chiến lược của từng lĩnh vực trong Ngành phù hợp định hướng phát triển kinh tế số; xây dựng các cơ chế chính sách về thuế, tài chính đảm bảo tính đồng bộ, công khai, minh bạch, ổn định và phù hợp với yêu cầu thực tiễn nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho các hoạt động đổi mới công nghệ, nghiên cứu phát triển, đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực CNTT và các công nghệ tiên tiến khác, đồng thời tạo ra nhiều nguồn thu mới từ nền kinh tế số.

Bên cạnh đó, hoàn thành các mục tiêu về Chính phủ điện tử, đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa TTHC trong lĩnh vực Thuế, Hải quan để tiếp tục cải thiện môi trường cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của DN, tạo điều kiện DN nhanh chóng hấp thụ và phát triển công nghệ sản xuất mới. Từng bước ứng dụng công nghệ mới thời kỳ CMCN 4.0 nêu trên vào các lĩnh vực của ngành Tài chính theo hướng lấy người dùng làm trung tâm. Hình thành hệ sinh thái Tài chính số trên cơ sở dữ liệu mở ngành Tài chính, tạo điều kiện cho người dân, DN, các cơ quan, tổ chức dễ dàng, bình đẳng trong việc tiếp cận thông tin của ngành Tài chính.

Đặc biệt, hoàn thiện môi trường làm việc điện tử trong ngành theo hướng tích hợp và chia sẻ dữ liệu, tinh giản và tự động hóa các quy trình hoạt động nội bộ, cung cấp khả năng tra cứu thông tin và xử lý nghiệp vụ trên thiết bị di động, hướng tới văn phòng không giấy tờ; hoàn thành đám mây ngành Tài chính ở mức hạ tầng; quy hoạch và chuyển đổi từng bước các ứng dụng sang môi trường đám mây; thiết lập hệ thống quản trị an toàn thông tin toàn diện, thống nhất, phù hợp với các giai đoạn chuyển đổi số ngành Tài chính, tuân thủ các quy định của Việt Nam và tiêu chuẩn quốc tế về an toàn thông tin.

Hiện tại, Bộ Tài chính đang thuê các chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số của Bộ Tài chính. Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ Tài chính đóng vai trò hướng dẫn triển khai một khuôn khổ tích hợp CNTT mạnh mẽ, đảm bảo cách tiếp cận phù hợp cho việc quản lý và sử dụng các nguồn tài nguyên CNTT một cách hiệu quả và ít tốn kém nhất có thể. Và tiêu chí mà ngành Tài chính hướng tới là: Tránh ứng dụng CNTT một cách manh mún, rời rạc để đáp ứng nhu cầu hỗ trợ tác nghiệp cấp bách của từng cơ quan, đơn vị; tăng cường hiệu năng hoạt động chung của toàn ngành Tài chính qua việc chia sẻ và dùng chung thông tin dữ liệu; xác định cơ hội hỗ trợ xây dựng chính quyền số kết nối và đạt được hiệu quả cao hơn trong việc hoạch định chính sách và thực hiện kế hoạch về ứng dụng CNTT để hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ của toàn ngành Tài chính Việt Nam.

分享到: