Hiểm họa của pháo tự chế là một vấn đề không thể xem nhẹ, đặc biệt trong bối cảnh các hoạt động lễ hội gia tăng vào dịp tết Nguyên đán. Ảnh: VnExpress Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Trong năm 2024, cả nước đã chứng kiến nhiều vụ tai nạn đau lòng do pháo tự chế. Dù Thừa Thiên Huế chưa ghi nhận những sự cố lớn xảy ra, nhưng các vụ việc tương tự tại các địa phương khác như Quảng Bình, Bắc Giang... là lời cảnh báo nghiêm túc.
Tại Quảng Bình, một vụ nổ pháo tự chế xảy ra vào ngày 7/12/2024 đã khiến 4 học sinh từ 13 đến 14 tuổi bị bỏng nặng. Các em tự học cách chế tạo pháo từ video trên mạng, sử dụng các hóa chất nguy hiểm như kali clorat và lưu huỳnh. Vụ nổ đã làm bỏng diện rộng trên cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tâm lý của các em.
Một vụ nổ khác xảy ra ngày 3/12 tại xã Quang Tiến, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang khi một người đàn ông thử nghiệm pháo tự chế khiến người này tử vong, ngôi nhà bị vỡ 2 tường bao, hư hỏng nhiều đồ vật. Đây là minh chứng rõ nét về nguy cơ của việc tự ý chế tạo pháo nổ mà không có kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Pháo tự chế là những sản phẩm làm thủ công từ các hóa chất và vật liệu dễ cháy nổ như giấy, nhựa, hoặc chai thủy tinh. Các thành phần hóa học như kali clorat, bột nhôm và lưu huỳnh khi trộn không đúng tỷ lệ hoặc xử lý không cẩn thận có thể gây nổ mạnh. Những vụ nổ pháo tự chế có thể phát sinh bất cứ lúc nào, đặc biệt trong quá trình thử nghiệm và thường gây ra hậu quả nghiêm trọng như cháy nhà, thương tích nặng nề hoặc thậm chí tử vong.
Các chấn thương do pháo tự chế thường bao gồm bỏng, mất chi hoặc tổn thương vĩnh viễn, gây ảnh hưởng lâu dài không chỉ về mặt thể chất mà còn tâm lý của nạn nhân. Tác động xã hội từ những vụ tai nạn này cũng rất lớn, làm tổn thất tài chính cho gia đình và tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế.
Quan tâm công tác tuyên truyền
Để ngăn chặn hiểm họa từ pháo tự chế, việc quản lý nguồn gốc các hóa chất nguy hiểm như kali clorat, lưu huỳnh và bột nhôm cần được thực hiện nghiêm ngặt. Các cơ quan chức năng cần phối hợp với các cơ sở kinh doanh để kiểm soát việc mua bán, lưu thông các hóa chất này. Bên cạnh đó, cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn trong việc xử lý các cá nhân, tổ chức buôn bán trái phép các hóa chất hoặc hỗ trợ việc chế tạo pháo tự chế.
Chế tài xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến pháo nổ cần được áp dụng một cách quyết liệt, không chỉ mang tính răn đe mà còn góp phần nâng cao ý thức của người dân. Các mức xử phạt có thể được điều chỉnh tăng nặng đối với các trường hợp tái phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, đi kèm với các chương trình giáo dục bắt buộc về an toàn và trách nhiệm cộng đồng.
Để tránh những điều đáng tiếc xảy ra, các trường học trên địa bàn tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền về nguy cơ và hậu quả nghiêm trọng của việc chế tạo và sử dụng pháo tự chế. Việc tổ chức những buổi nói chuyện chuyên đề hoặc hội thảo với sự tham gia của chuyên gia và lực lượng chức năng là rất cần thiết. Song song, phụ huynh cần quan tâm hơn đến hoạt động của con em, hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động lành mạnh...
Hiểm họa của pháo tự chế là một vấn đề không thể xem nhẹ, đặc biệt trong bối cảnh các hoạt động lễ hội gia tăng vào dịp tết Nguyên đán. Gia đình, nhà trường và xã hội cần chung tay để nâng cao nhận thức, kiểm soát chặt chẽ và bảo vệ an toàn cho trẻ.
顶: 68666踩: 91
【soi kèo real vs cadiz】Hiểm họa từ pháo tự chế
人参与 | 时间:2025-01-26 02:06:54
相关文章
- Chạy trốn CSGT, nhóm thanh niên 'kẹp 3' bị tai nạn chết người
- Gặp mặt chiến sĩ mới nhập ngũ
- Giúp thanh niên bám quê lập nghiệp
- Cần đẩy mạnh giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện
- Tàu cá chìm trên vùng biển Côn Đảo làm 10 ngư dân gặp nạn
- Long Bình chăm lo đời sống đồng bào DTTS
- Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo
- Ða dạng hoá hình thức truyền thông giáo dục sức khoẻ sinh sản
- Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- Chăm lo nhà ở cho công nhân lao động
评论专区