(HG) - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh vừa tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Phòng,Đnggpkiếndựthảoluậxem tỷ số bóng đá anh chống bạo lực gia đình (sửa đổi) và Luật Dầu khí (sửa đổi). Bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, chủ trì hội nghị.
Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm 6 chương, 62 điều. Đây là dự thảo luật có phạm vi điều chỉnh rộng, có liên quan trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân có liên quan, bao gồm cả công dân Việt Nam và công dân nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
Bà Lê Thị Thanh Lam, Phó Trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, phát biểu kết luận hội nghị.
Tham gia góp ý dự thảo luật, đối với quy định xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể tiền đóng phạt gắn với trách nhiệm đóng phạt, nhằm tránh tình trạng người bị bạo lực gia đình nhưng không dám tố cáo vì sợ thất thoát tài sản chung. Quy định người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có trình độ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ, ý kiến đại biểu cho rằng là chưa phù hợp, khó huy động toàn xã hội chung tay đẩy lùi tình trạng này. Một số ý kiến đề nghị quy định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong việc phòng ngừa, phát hiện, xử lý bạo lực gia đình; đồng thời tiếp tục duy trì quy định về tổng đài phòng, chống bạo lực gia đình…
Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) quy định về mục đích, nguyên tắc hoạt động thanh tra, chức năng của cơ quan thanh tra, trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra; quyền nghĩa vụ của đối tượng thanh tra; trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thanh tra với các cơ quan, tổ chức; các hành vi bị nghiêm cấm.
Góp ý dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi), đại biểu không thống nhất thành lập Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ vì sẽ làm phát sinh thêm tổ chức bộ máy và biên chế. Các đại biểu đề nghị tiếp tục thành lập thanh tra trực thuộc sở, kiến nghị Chính phủ thành lập cơ quan thanh tra tại các sở quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; các sở còn lại giao UBND cấp tỉnh xem xét thành lập bộ phận, cơ quan thanh tra. Với các sở không có cơ quan thanh tra cần làm rõ bộ phận, đơn vị trực tiếp tham mưu, thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.
Đối với dự thảo Luật Dầu khí, nhiều ý kiến đại biểu đồng tình cao với nội dung dự thảo, bởi trong quá trình triển khai Luật Dầu khí hiện hành đã phát sinh nhiều tồn tại, hạn chế và vướng mắc trong khâu tồn trữ, xử lý, chế biến, điều tiết và phân phối, dẫn đến tình trạng khan hiếm xăng dầu, ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh của Nhân dân và nền kinh tế. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Dầu khí lần này sẽ tạo hành lang pháp lý thống nhất, tập trung, đầy đủ và vững chắc để quản lý chặt chẽ, hiệu quả, mặt hàng chiến lược này.
Phát biểu kết luận hội nghị, bà Lê Thị Thanh Lam đánh giá cao những ý kiến đóng góp của các đại biểu đối với các dự thảo luật. Đồng thời, yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, bổ sung bằng văn bản gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp thu, tổng hợp để trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp sắp tới.
Đ.BẢO