Ngay sau khi kết thúc phiên tòa vụ án Võ Văn Minh bị kết án 7 năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”,ậuvụánchainướcNumbercóruồiNgườitiêudùngnênlàmgìkhigặpsảnphẩmbịlỗkqbd everton luật sư Nguyễn Văn Đức – Giám đốc Công ty Luật TNHH Kinh Luân cho rằng, vấn đề mấu chốt nhất sau vụ án Võ Văn Minh và sự kiện chai Number 1 có ruồi trị giá 500 triệu đồng của Tân Hiệp Phát, chúng ta cần làm thế nào để không còn những sự vụ kiểu Võ Văn Minh sẽ xảy ra trong tương lai.
Đầu tiên: Nếu người tiêu dùng phát hiện sản phẩm bị lỗi, tốt nhất là giữ nguyên tình trạng của nó. Không được tác động lên sản phẩm bị lỗi với bất kỳ lý do gì. Tuyệt đối người tiêu dùng không nên điện thoại để dọa dẫm, ép buộc doanh nghiệp có sản phẩm bị lỗi phải đền bù cho mình một khoản tiền. Bởi lẽ, đây là một hành vi có thể coi là đã vi phạm pháp luật.
Người tiêu dùng đừng để lòng tham che mờ lý trí của mình. Người ta có thể lắm mưu, nhiều kế để bẫy mình vào vòng lao lý, nhưng nếu mình không tham, không muốn có tiền một cách không chính đáng thì sẽ không bao giờ mắc bẫy của họ.
Điều thứ 2: Làm việc ngay với người bán hàng trực tiếp (có thể là điểm bán lẻ, đại lý hoặc trung tâm mua sắm) để 2 bên ghi nhận vụ việc. Việc ghi nhận này phải thể hiện bằng văn bản (hoặc biên bản), có sự chứng kiến của người thứ 3 để đảm bảo tính khách quan. Nếu ghi âm, ghi hình được cuộc làm việc này thì lại càng tốt.
Người tiêu dùng nên làm gì khi gặp sản phẩm lỗi để không bị vướng vào vòng lao lý? - ảnh: H.T
Một số điện thoại hoặc địa chỉ cần thiết để liên lạc trong trường hợp này: Phòng bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương (25 Ngô Quyền – quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Điện thoại: 04.04.22205022; Fax: 04.22205003)
Hiện Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công thương đã công bố, cho vận hành số điện thoại đường dây nóng, để người tiêu dùng cả nước có thể gọi, khiếu nại các quyền lợi của mình đã bị xâm phạm:18006038.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan bả vệ quyền lợi của người tiêu dùng phải có trách nhiệm mời các bên có liên quan đến để giải quyết sự việc. Có 4 phương thức để giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng, bao gồm:
Phương thức 1: Thương lượng
Thông thường, phương thức này được áp dụng đầu tiên, trong tất cả các vụ khiếu kiện của người tiêu dùng. Trong trường hợp 2 bên chưa tìm được tiếng nói chung, thì có thể lựa chon một trong các phương thức tiếp theo.
Phương thức 2: Hòa giải
Phương thức này được áp dụng phổ biến khi có xảy ra tranh chấp. Theo quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, người tiêu dùng có thể đến Trung tâm hòa giải được thành lập bởi Sở Công thương ở các tỉnh, Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở các tỉnh (nếu ở địa phương), ở trung ương thì có thể đến Cục Quản lý cạnh tranh, hoặc Hội tiêu chuẩn &Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Phương thức này áp dụng hầu hết ở các nước trên thế giới.
Phương thức 3: Trọng tài
Trong trường hợp thương lượng, hòa giải không được, người tiêu dùng có thể gửi đơn lên Trọng tài thương mại. Có một điều lưu ý: Các điều khoản trọng tài là một vấn đề được pháp luật về trọng tài quy định. Nếu các bên thỏa thuận, giải quyết tranh chấp thông qua tố tụng trọng tài thì Tòa án sẽ không thụ lý đơn kiện, nếu tranh chấp đó phát sinh và một bên khởi kiện ra tòa (Luật trọng tài thương mại, Bộ luật tố tụng dân sự, Nghị quyết 01/2014/HĐTP ngày 20/3/2014 của Hội đồng thẩm phán – Tòa án ND tối cao hướng dẫn thi hành Luật trọng tài thương mại năm 2010.
Phương thức 4: Khởi kiện ra tòa án.
Việc khởi kiện ra tòa án nhân dân các cấp là phương án lựa chọn cuối cùng, nếu các bên không còn sự lựa chọn nào khác. Theo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng địa phương được quyền đại diện người tiêu dùng khởi kiện ra tòa án nhân dân, nhằm đảm bảo quyền lợp hợp pháp của họ, theo đúng các qui định của pháp luật. Khi khởi kiện, người tiêu dùng không phải tạm nộp án phí.