当前位置:首页 > La liga

【nhận dinh】Xuất khẩu chuối thoát cảnh “được mùa, mất giá”

Đồng Nai xuất khẩu chính ngạch lô chuối tươi đầu tiên sang Trung Quốc
Xuất khẩu tăng gần 38%,ấtkhẩuchuốithoátcảnhđượcmùamấtgiánhận dinh chuối Việt tăng tốc vào Nhật Bản
Sơ chế chuối tươi xuất khẩu tại Công ty Realfarm (Đồng Nai). 	Ảnh: NH
Sơ chế chuối tươi xuất khẩu tại Công ty Realfarm (Đồng Nai). Ảnh: NH

Rộng cửa vào Trung Quốc

Ngày 22/2, lễ xuất khẩu chính ngạch chuối tươi sang thị trường Trung Quốc đã được UBND tỉnh Đồng Nai phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN) tổ chức. Đây được coi là sự kiện mở màn cho sự bứt phá của hoạt động xuất khẩu chuối của Việt Nam trong năm 2023.

Theo thống kê của Cục trồng trọt (Bộ NN&PTNN), cả nước hiện có khoảng 154.000 ha trồng chuối với sản lượng 2,3 triệu tấn/năm. Chuối là loại trái cây cho thu hoạch quanh năm và đã trở thành sản phẩm xuất khẩu thế mạnh của ngành rau quả Việt Nam. Năm 2022, giá trị xuất khẩu chuối tươi của Việt Nam đạt 310,6 triệu USD, tăng 34,5% so với năm 2021. Xuất khẩu chuối đã vượt qua xoài để trở thành loại trái cây có kim ngạch lớn thứ 2, chỉ sau thanh long. Ngoài thị trường Trung Quốc, Việt Nam cũng đang xuất khẩu chuối sang Singapore, Malaysia, Trung Đông, Nga.

Ông Trần Lâm Sinh, Phó Giám đốc Sở NNN&PTNN tỉnh Đồng Nai:
Xuất khẩu chuối thoát cảnh “được mùa, mất giá”

Cách đây khoảng 3-5 năm, khi bắt tay vào làm mã số vùng trồng, cả chính quyền và người dân đều rất lúng túng. Nhưng sau khi đã hội nhập sâu vào thị trường quốc tế, mã số vùng trồng đã cho thấy đây chính là đòn bẩy cho các thành viên tham gia trong chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ phát huy vai trò, trách nhiệm của mình và cơ sở cho người dân tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất một cách bền vững.

Tỉnh Đồng Nai được xem là thủ phủ của cây chuối với 13.149 ha, chiếm 8,53 diện tích chuối của cả nước. Theo đó, chuối được xem là một trong 24 cây trồng chủ lực của tỉnh. Đây là một trong số ít các loại cây ăn quả có khả năng phát triển thành những vùng sản xuất tập trung quy mô 400 - 500 ha. Năng suất trung bình khoảng 40 - 45 tấn/ha (trong khi tiềm năng có thể đạt từ 50 - 55 tấn/ha). Sản lượng ước tính 450.000 tấn/năm, trong số này, trên 80% là để xuất khẩu. Hiện sau khi trừ các chi phí thu nhập của nông dân trồng chuối vào khoảng 200 triệu đồng/ha/năm.

Đặc biệt, đầu tháng 11/2022, Nghị định thư về xuất khẩu quả chuối tươi chính ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc đã được ký kết. Điều này đồng nghĩa quả chuối tươi có được tấm giấy thông hành sang Trung Quốc bền vững, đảm bảo đầu ra và giá cả ổn định. Đây cũng chính là động lực thúc đẩy các DN, HTX, nông dân trồng chuối mạnh dạn đầu tư bài bản, khoa học, có tiêu chuẩn để tìm đường đưa trái chuối Việt Nam không những chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc mà còn nhiều thị trường khác trên thế giới. Đặc biệt, thực hiện tốt nội dung của Nghị định thư sẽ giảm tỷ lệ kiểm tra kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu, thông quan nhanh chóng, tạo thuận lợi cho nhà xuất khẩu, góp phần giảm ùn tắc tại cửa khẩu.

Chia sẻ với Tạp chí Hải quan, các đơn vị xuất khẩu chuối lớn như Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình, HTX Thanh Bình (Đồng Nai) đều cho biết tình hình đơn hàng năm 2023 tăng trưởng rất cao so với năm trước, không chỉ riêng thị trường Trung Quốc mà cả ở các thị trường khác, và mức giá cũng rất tốt, giúp nông dân và DN có thu nhập tốt từ cây chuối.

Ông Nguỵ Hoa Tường, Tổng lãnh sự Trung Quốc tại TPHCM cho biết, người dân Trung Quốc rất thích ăn chuối nên đây sẽ là thị trường tiềm năng cho trái chuối Việt Nam. Theo đó, phía Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ các nông dân, doanh nghiệp Việt Nam để cùng đẩy mạnh hợp tác, quảng bá thương hiệu chuối tươi Việt Nam tại thị trường này.

Về phía nhà nhập khẩu, ông Tạ Tổ Tường, Giám đốc điều hành Công ty TNHH thương mại quốc tế Sofia Shanghai cho biết, công ty đã nhập khẩu chuối Việt Nam trong 10 năm qua, từ khối lượng ban đầu chỉ vài trăm container, nay đã tăng lên hàng nghìn container. Do có sự tương đồng về khí hậu, trái chuối tươi Việt Nam chịu sự cạnh tranh lớn từ các nước Đông Nam Á, song ông Tạ Tổ Tường vẫn đánh giá cao chất lượng của trái chuối Việt Nam.

Bà Liêu A Kiều, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế Kelly Swangle cũng nhận định vị thế của trái chuối tươi Việt Nam trên thị trường quốc tế đang tăng lên. Bằng chứng là trong khoảng 3-5 năm gần đây, Việt Nam đã chiếm lĩnh thị phần chuối tại Trung Quốc và vượt qua đối thủ nặng ký là Philippines.

Tuân thủ luật chơi của nước nhập khẩu

Dù tình hình thị trường hiện đang rất tốt, nhưng để duy trì được sự tích cực này trong dài hạn, ngành chuối Việt Nam vẫn đang tiếp tục đầu tư mạnh mẽ để gia tăng chất lượng và giá trị gia tăng của trái chuối. Ông Lê Viết Bình, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Trưởng Cơ quan đại diện phía Nam Bộ NN&PTNN, khuyến cáo, cánh cổng lớn đã mở nhưng vẫn có thể đóng lại bất cứ lúc nào nếu chúng ta không tuân thủ luật chơi của nước chủ nhà. Luật chơi đó rất nghiêm ngặt, thể hiện qua 8 điều của Nghị định thư về đăng ký, quản lý vùng trồng, đóng gói và chế biến, kiểm tra kiểm dịch trước khi xuất khẩu, kiểm dịch thực vật tại cửa khẩu, đánh giá bổ sung.

Cùng quan điểm này, ông Võ Quan Huy, Giám đốc Công ty TNHH Huy Long An - Mỹ Bình cho biết, trong 2 năm trở lại đây, thị trường Trung Quốc nâng cấp rất nhanh, số người giàu và trung lưu tăng nhanh dẫn tới những đòi hỏi cao cho sản phẩm. “Nếu đã coi Trung Quốc là thị trường quan trọng thì DN bắt buộc phải đảm bảo chất lượng theo yêu cầu của nhà nhập khẩu” – ông Huy nhấn mạnh.

Trong khi đó, bà Liêu A Kiều cho biết, có nhiều đối tác muốn ký hợp đồng dài hạn với số lượng và giá cả ổn định trong 1-2 năm nhưng công ty không dám ký kết vì sản lượng và chất lượng chưa đảm bảo. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục nỗ lực để có sản lượng lớn và đồng nhất về chất lượng.

Để giữ vững thị trường cho trái chuối tươi, ông Lê Viết Bình cho biết, Bộ NN&PTNN với các đơn vị chuyên môn luôn đồng hành cùng các sở NN&PTNN trong việc hướng dẫn, giám sát người trồng, vùng trồng, cơ sở đóng gói xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt… theo 8 điều quy định trong Nghị định thư. Ông Bình cũng đề nghị các sở NN&PTNN chú trọng công tác hướng dẫn, đào tạo, tuyên truyền người trồng chuối thực hiện theo quy định tại Nghị định thư, đảm bảo xuất khẩu chuối ổn định, hướng dẫn người nông dân trồng chuối áp dụng thực hành nông nghiệp tốt.

Trên thực tế, những giải pháp này hiện đã được triển khai khá hiệu quả tại nhiều DN lớn. Điển hình như Công ty Huy Long An - Mỹ Bình đã xây dựng tiêu chuẩn riêng của mình, dựa trên quy cách hàng hoá của các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Trong khi đó, tại HTX Thanh Bình, ông Lý Minh Hùng, Giám đốc HTX cho biết đang hướng tới mô hình nông nghiệp tuần hoàn và đẩy mạnh các sản phẩm chế biến sâu về nâng cao giá trị từ cây chuối cũng như thu nhập của người trồng chuối.

分享到: