您的当前位置:首页 > Thể thao > 【ket qua bóng đá đức】Ba 'em bé' thụ tinh ống nghiệm đầu tiên ở VN tròn 20 tuổi 正文

【ket qua bóng đá đức】Ba 'em bé' thụ tinh ống nghiệm đầu tiên ở VN tròn 20 tuổi

时间:2025-01-11 03:51:21 来源:网络整理 编辑:Thể thao

核心提示

20 năm trước, đúng ngày 30-4-1998, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM) đã đó ket qua bóng đá đức

20 năm trước,ụtinhốngnghiệmđầutinởVNtrntuổket qua bóng đá đức đúng ngày 30-4-1998, Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ (TP.HCM) đã đón 3 em bé chào đời nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Đây là 3 trẻ đầu tiên được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam.

Phạm Tường Lan Thy và bố trong dịp sinh nhật 15 tuổi - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ

Bác sỹ Hồ Mạnh Tường, nguyên trưởng Khoa Hiếm muộn Bệnh viện Từ Dũ, vừa được bầu là phó chủ tịch Hội Sinh sản Châu Á - Thái Bình Dương, là một trong những thành viên chủ chốt của ê kíp tham gia thực hiện ba ca thụ tinh ống nghiệm đầu tiên ở VN.

Bác sĩ cho hay ngày 30-4 tới, ba em bé thụ tinh ống nghiệm đầu tiên ở Việt Nam tròn 20 tuổi.

Hiện cả ba bạn đều đang học đại học, trong đó bạn Phạm Tường Lan Thy được nhận học bổng và đang du học ở Nhật Bản, hai bạn Mai Quốc Bảo và Lưu Tuyết Trân đang học đại học ở Việt Nam.

Theo bác sỹ Tường, dự án hỗ trợ sinh sản (IVF) đầu tiên ở Việt Nam là một chiến dịch lịch sử của Bệnh viện Từ Dũ cả về thời gian, quy mô và số người tham dự. Rất nhiều việc đã được thực hiện để chuẩn bị cho cơ sở vật chất, thiết bị, con người, thủ tục pháp lý, tài chính...

Đây cũng là dự án tâm huyết của nhiều người, trong đó có bác sỹ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ.

Bạn Lưu Tuyết Trân, một trong ba em bé IVF đầu tiên của VN - Ảnh tư liệu Tuổi Trẻ

"Vào thời điểm đó trong xã hội, trong ngành y và ngay cả trong bệnh viện có nhiều dư luận không đồng tình, thậm chí chống đối việc triển khai IVF ở Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau. Thậm chí một GS-TS trong ngành đã gửi thư cho Quốc hội đòi cấm IVF vì sợ rằng sẽ... sinh ra quái thai.

Thời điểm đó, em bé IVF đầu tiên trên thế giới cũng đã 20 tuổi và kỹ thuật này đã được thực hiện ở nhiều nước"- bác sỹ Tường kể lại.

Nhờ sự hỗ trợ của một giáo sư sản phụ khoa Việt kiều ở Pháp, tháng 7-1997, nhóm 4 chuyên gia Pháp đã sang Việt Nam ba tuần để hỗ trợ chuyển giao công nghệ cho Bệnh viện Từ Dũ.

Ê kíp được chuyển giao ở Từ Dũ gồm một bác sỹ phụ khoa, một bác sỹ chuyên về phôi học, một kỹ thuật viên labo và một điều dưỡng chuyên về IVF.

Các chuyên gia cũng mang sang nhiều hóa chất, thuốc men, dụng cụ, môi trường nuôi cấy mà Việt Nam lúc ấy còn thiếu. Bác sỹ Tường cũng cho biết lúc đó do điều kiện thiếu thốn, mọi việc đều mới mẻ, các bác sỹ đã làm việc cả 7 ngày trong tuần.

Thời gian chờ đợi kết quả các trường hợp IVF đầu tiên cực kỳ căng thẳng và lo lắng. Mỗi lần thử thai âm tính là mỗi lần bác sĩ Ngọc Phượng, "tổng tư lệnh" của dự án, như già đi thêm mấy tuổi.

Cuối cùng sau nhiều khó khăn thì các bác sỹ Việt Nam cũng thành công, tỷ lệ có thai trên các trường hợp do chuyên gia Pháp làm trực tiếp và tỷ lệ trường hợp có thai do ê kip Việt Nam thực hiện là tương đương nhau.

Quá trình theo dõi những ca mang thai đầu tiên cũng để lại nhiều kỷ niệm vui buồn với bác sỹ cho đến tận bây giờ.

Ngày 30-4-1998, ba em bé IVF đầu tiên của Việt Nam đã chào đời tại Bệnh viện Từ Dũ. Đây là một ngày vui đặc biệt của Bệnh viện. Sau 20 năm, ê kíp làm IVF đầu tiên hầu hết vẫn đeo đuổi việc phát triển kỹ thuật IVF, nhưng có một bác sỹ trong ekip đã qua đời đột ngột vào đầu 2018.

Điều đặc biệt là sau 20 năm, sau ba bé IVF đầu tiên, một ước tính chưa đầy đủ đã có khoảng 40.000 trẻ đã ra đời nhờ IVF ở Việt Nam, tại hàng chục cơ sở y tế từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Bưu điện, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Mỹ Đức, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội... với tỷ lệ thành công khoảng 30-35% trong tổng số trường hợp được hỗ trợ, mang lại hạnh phúc cho hàng chục ngàn gia đình hiếm muộn ở Việt Nam.

Theo bác sỹ Hồ Mạnh Tường, Việt Nam cũng là quốc gia thực hiện nhiều trường hợp IVF nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay và cũng có nhiều cặp vợ chồng nước ngoài đến Việt Nam thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm.

20 năm qua, các bác sỹ vẫn dõi theo cuộc sống của 3 em bé IVF đầu tiên và luôn vui mừng trước mỗi chặng đường trong cuộc sống của các em. Trong số ba em, Phạm Tường Lan Thy được ba mẹ lấy tên hai bác sỹ trực tiếp thực hiện IVF là Hồ Mạnh Tường và Vương Thị Ngọc Lan làm tên lót cho em.

Theo L.ANH – Tuổi trẻ Online