【xem bong đa truc tiep hom nay】Xóa điểm trường lẻ, xóa nỗi nhọc nhằn
Không gian giáo dục thân thiện tại Trường mầm non Lộc Thủy (Phú Lộc)
Ghi nhận từ Lộc Thủy
Đầu tháng 12,óađiểmtrườnglẻxóanỗinhọcnhằxem bong đa truc tiep hom nay chúng tôi có dịp ghé thăm điểm trường lẻ Nam Phước của Trường mầm non Lộc Thủy (Phú Lộc). Điểm trường nằm chơ vơ ở khu vực khá vắng vẻ và quạnh hiu, nhìn ra một cánh đồng làng. Trên vách tường, chúng tôi cũng nhìn rõ dấu vết còn lại của những ngày ngập lụt vừa qua. Cách nay không lâu, nơi đây là cơ sở học tập của các cháu mầm non. Song, do ở xa trung tâm, dân cư thưa thớt, đi lại khó khăn và dễ bị úng ngập, khó có thể đảm bảo an toàn cho cô trò nên điểm lẻ này của Trường mầm non Lộc Thủy đã được xóa bỏ và trở thành nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng của thôn.
Trường mầm non Lộc Thủy có 17 lớp học, nhưng có đến 13 điểm trường. Năm 2019, nhà trường quyết định gom toàn bộ về điểm trường trung tâm ở thôn An Bàng. Tại đây, trên diện tích mặt bằng rộng cả ngàn mét vuông, xã đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất từ sân chơi đến phòng học, phòng sinh hoạt. Cô giáo Hà Thị Chinh, nguyên hiệu trưởng nhà trường cho biết, dù có nhiều nơi xa trường nhưng do kinh tế bắt đầu khá giả, đa số phụ huynh đều chú ý chăm sóc con cái và dùng xe máy đưa đón con tới trường nên chuyện đi lại và bảo đảm an toàn cho học sinh không còn là đáng lo.
Xã Lộc Thủy có 9 thôn, địa hình bị chia cắt bởi nhiều sông suối nên từ bậc học mầm non đến trung học cơ sở, trường nào cũng có điểm trường lẻ các thôn, có thôn có đến 3 cơ sở của một trường học. Thực hiện chủ trương của ngành, các trường đều cố gắng xóa các điểm học lẻ. Trước năm 2004, Trường tiểu học Nước Ngọt 1 (xã Lộc Thủy) có 5 điểm trường. Ngoài cơ sở trung tâm ở thôn An Bàng còn có các điểm lẻ ở thôn Thủy Yên Thượng, Thủy Yên Thôn, Thủy Cam và Nam Phước. Mỗi điểm lẻ chỉ có từ 1 - 3 lớp và như điểm lẻ ở Thủy Cam, cách trường chính đến 5 cây số. Năm 2017, Trường tiểu học Nước Ngọt 1 nhập điểm lẻ Thủy Yên Thượng và năm 2018 nhập Nam Phước Tượng và còn lại 3 điểm trường. Xã Lộc Thủy còn có Trường tiểu học Nước Ngọt 2 và Trường mầm non Hoa Khôi cũng có nhiều điểm trường và đã từng bước giảm dần trong những năm qua.
Ông Nguyễn Văn Tâm, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nước Ngọt 1 chia sẻ, khi còn nhiều điểm trường, điều kiện học tập không đảm bảo, công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Việc sáp nhập điểm lẻ vào trường đã tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, trang bị thiết bị dạy và học, nâng cao chất lượng học tập, đặc biệt là những bộ môn đặc thù như tin học, âm nhạc… Trường tiểu học Nước Ngọt 1 hiện nằm trong top 5 bậc tiểu học của huyện Phú Lộc, có 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học hàng năm và đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Mục tiêu đến năm 2025
Thực hiện Nghị quyết số 19 - NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương, huyện Phú Lộc xây dựng đề án sáp nhập các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn giai đoạn 2019 - 2025. Trong đó, sáp nhập các trường học có quy mô nhỏ để tập trung đầu mối nhằm thuận tiện trong việc quản lý điều hành và góp phần nâng cao chất lượng dạy - học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.
Năm 2014, toàn huyện 210 điểm trường, đến cuối năm 2020 giảm xuất còn 141 điểm trường, phấn đấu đến năm 2025, xuống còn 115 điểm trường. Tiêu biểu như Trường mầm non Đại Thành (xã Lộc An) từ 8 điểm trường giảm xuống còn 2 điểm trường, Trường tiểu học và trung học cơ sở Lộc Bình từ 5 cơ sở xuống còn 3 điểm trường. Số trường học trong toàn huyện, do thế, cũng giảm từ 69 trường (năm 2014) xuống 63 trường (năm 2020) và 55 trường vào năm 2025.
Tính đến tháng 11/2020, toàn huyện Phú Lộc có 32/67 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 47,8. Theo bà Cái Thị Cẩm Hương, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Phú Lộc, trong điều kiện tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt thấp, giảm 20,7% so với chỉ tiêu nghị quyết của huyện đề ra, kết quả đạt được trong giảm các điểm trường là điểm sáng, đáng được ghi nhận của huyện Phú Lộc. Việc giảm các điểm trường diễn ra thuận lợi, đảm bảo tiến độ, tạo dư luận tốt trong Nhân dân. Sau khi sáp nhập, nhà trường tập trung công tác quản lý, tạo điều kiện thuận lợi trong việc bố trí chuyên môn, tăng cường hoạt động trao đổi, dự giờ, thăm lớp...
Cũng vì vậy, chất lượng giáo dục nâng lên. Học sinh các điểm lẻ đã hòa nhập tốt ở môi trường giáo dục mới.
Có dịp tìm hiểu và đi về nhiều địa phương ở huyện Phú Lộc, chúng tôi nhận thấy vấn đề đặt ra ở những điểm trường lẻ là cần có cái nhìn tổng quát về việc xoá ghép những nơi không còn phù hợp về điểm trường trung tâm. Việc xoá bỏ các điểm trường lẻ phải có lộ trình phù hợp, đảm bảo nhu cầu và quyền lợi của người dân địa phương một cách tốt nhất. Xóa điểm trường lẻ là xóa nỗi nhọc nhằn, không phải để đường đến trường của các em càng xa trong khi điều kiện học tập và giảng dạy không được cải thiện.
Bài, ảnh:Huế Thu