>> Các hồ thủy điện chưa nghiêm túc thực hiện các quy định
Sáng 26/10,ựánthủyđiệnbịloạibỏTráchnhiệmthuộcvềvô địch bóng đá pháp Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 7 thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác các công trình thủy điện. Dự phiên họp có Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, đại diện một số bộ, ngành, đại biểu Quốc hội.
Theo Báo cáo thẩm tra của Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội, năm 2012, thủy điện đã đóng góp cho hệ thống điện hơn 48% công suất phát điện và gần 44% sản lượng, tham gia chống lũ, hạn và cấp nước sinh hoạt, sản xuất, cũng như góp phần phát triển hạ tầng cơ sở ở địa phương, tạo việc làm.
Tuy nhiên, trong những năm qua, lập quy hoạch, xây dựng và khai thác thủy điện phát sinh nhiều vấn đề hạn chế gây bức xúc, lo lắng cho nhân dân khu vực có dự án thủy điện. Qua ra soát có 424 dự án bị loại bỏ, không xem xét đưa vào quy hoạch 172 vị trí tiềm năng, tạm dừng có thời hạn 136 dự án, tiếp tục rà soát, đánh giá 158 dự án. Như vậy, cả nước hiện còn lại 815 dự án, công trình thủy điện đang vận hành 268 dự án, đang thi công xây dựng và dự kiến khai thác từ nay đến năm 2017 là 205 dự án.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển năng lượng, trong đó có năng lượng thủy điện; yêu cầu các nhà khoa học, Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội phân tích khoa học về việc quy hoạch, xây dựng dự án thủy điện để có hướng xử lý: “Đất nước có nhiều sông ngòi, đây là lợi thế, tiềm năng cần được khai thác để phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nhân dân bức xúc là đúng, cái nào gây thiệt hại thì dừng và dừng thì hậu quả giải quyết ra sao và vấn đề đặt ra trong thời gian tới.”
Góp ý vào nội dung này, các đại biểu đề nghị làm rõ về trách nhiệm trong quy hoạch, phê duyệt dự án thủy điện hay báo cáo rõ về tỷ lệ trồng rừng, tỷ lệ tái định cư và tác động môi trường do các dự án thủy điện gây ra. Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Danh Út đề nghị xem xét lại việc tái định cư, di dân bởi nhiều hộ dân sau khi di dời đến nơi ở mới thiếu đất canh tác, không có việc làm, cơ sở hạ tầng thiếu…Về 424 dự án loại bỏ, đại biểu Danh Út đề nghị làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm của cơ quan, cá nhân liên quan.
Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng đã tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu để bổ sung, làm rõ báo cáo trước khi trình Quốc hội xem xét trong kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII./.
H.C( Theo VOV.vn)