当前位置:首页 > Cúp C1

【kết quả trận romania】Làm thế nào để nhà cung cấp kết nối với nhà phân phối và doanh nghiệp nhập khẩu?

Đó là nội dung chính của "Hội nghị Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp vùng đồng bằng sông Hồng với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại" tổ chức vào chiều 23/11 tại Hà Nội.

Kết nối 200 nhà cung ứng của hơn 40 tỉnh,àmthếnàođểnhàcungcấpkếtnốivớinhàphânphốivàdoanhnghiệpnhậpkhẩkết quả trận romania thành trên cả nước

Hội nghị do Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại Du lịch Hà Nội phối hợp với các bên liên quan tổ chức nhằm thực hiện chương trình xúc tiến thương mại quốc gia năm 2022. Hội nghị có sự tham dự của hơn 250 đại biểu đến từ Hà Nội và 54 tỉnh, thành phố trong cả nước; các hiệp hội, tổ chức, doanh nghiệp.

Làm thế nào để nhà cung cấp kết nối với nhà phân phối và doanh nghiệp nhập khẩu?
200 nhà cung ứng của hơn 40 tỉnh, thành trên cả nước đã tìm cơ hội giao thương tại hội nghị

Chương trình nhằm thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các nhà cung cấp vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp, nông nghiệp; phát huy hết vai trò và thế mạnh của từng địa phương cũng như tăng cường tính liên kết vùng. Tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kết nối nhà sản xuất - nhà phân phối; giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tới các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế, các nhà nhập khẩu, các nhà thu mua chế biến xuất khẩu Việt Nam cũng như các nhà phân phối Việt Nam và quốc tế.

Tại Hội nghị, các đại biểu đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm; giải pháp đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước và xuất khẩu; giải pháp minh bạch, số hóa nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hàng hóa, tạo lòng tin bền vững của người tiêu dùng; giải pháp hướng tới mục tiêu sản xuất - tiêu dùng xanh, tăng cường các biện pháp giảm thiểu chất thải nhựa, khuyến khích việc sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường...”.

Làm thế nào để nhà cung cấp kết nối với nhà phân phối và doanh nghiệp nhập khẩu?
Nhiều nhà cung cấp đã kết nối được với nhà phân phối tại hội nghị

Đánh giá cao Hội nghị Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp vùng đồng bằng sông Hồng với các doanh nghiệp xuất khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại, ông Hoàng Minh Chiến – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) khẳng định, Hội nghị là một hoạt động xúc tiến thương mại cấp khu vực quan trọng, với sự tham gia của tất cả các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng, giới thiệu các sản phẩm tiêu biểu, các sản phẩm có tiềm năng xuất khẩu tới các cơ quan xúc tiến thương mại quốc tế, các nhà nhập khẩu, các nhà thu mua chế biến xuất khẩu Việt Nam cũng như các nhà phân phối Việt Nam và quốc tế.

Ông Chiến bày tỏ tin tưởng rằng, Hội nghị sẽ là cầu nối hiệu quả, là kênh xúc tiến thương mại quan trọng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận người tiêu dùng, thúc đẩy giao thương, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. Thông qua Chương trình này, các hoạt động cung cầu hàng hóa, bình ổn thị trường và kích cầu tiêu dùng nội địa tiếp tục được đẩy mạnh. Đồng thời, cũng giúp các doanh nghiệp có thêm thông tin, cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa trực tiếp vào các mạng lưới phân phối nước ngoài và tham gia hiệu quả chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu.

Bên lề Hội nghị, ban tổ chức bố trí chương trình giao thương kết nối doanh nghiệp giữa 200 nhà cung ứng của hơn 40 tỉnh, thành phố trên cả nước với các nhà phân phối, bán lẻ trên địa bàn TP Hà Nội như: Winmart, Lotte Mart, Aeon, Central Retail, MM Mega Maket, BRG, hệ thống siêu thị Tứ Sơn An Giang, BigGeen, các sàn giao dịch TMĐT.

Các đơn vị đã gặp trực tiếp bộ phận mua hàng của các nhà phân phối, giới thiệu, chào hàng và được nghe các tiêu chí, điều kiện để đưa hàng vào hệ thống phân phối trên địa bàn thành phố, qua đó, các nhà phân phối đã lựa chọn được các sản phẩm đạt yêu cầu, các thỏa thuận hợp tác, liên kết, biên bản ghi nhớ đã được ký kết.

Làm thế nào sản phẩm thương hiệu Việt có thể “lên kệ” siêu thị Việt?

Tiến sỹ Mạc Quốc Anh- Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội cho rằng, trong thời đại thương mại điện tử phát triển, các doanh nghiệp phải chủ động tiếp cận và tham gia các hội nghị kết nối giao thương để tìm đối tác.

Đối với các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản vùng miền, các doanh nghiệp sản xuất tìm cần tìm đối tác, đầu tư để quảng bá tại các trung tâm thương mại lớn. Hiện đối với thị trường của các tỉnh thành, địa phương, chúng tôi cũng có rất nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp qua hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp cần chủ động để tiếp cận nguồn hỗ trợ này.

Đặc biệt, để mở rộng công tác xuất khẩu, ông Mạc Quốc Anh cho rằng các nghiệp nghiệp nhỏ và vừa nên liên kết mạnh mẽ hơn với các doanh nghiệp FDI. Vì họ có nhiều năng lực và kinh nghiệm trong việc đưa các sản phẩm Việt Nam ra thế giới. Tuy nhiên, để giữ vững được thị trường xuất khẩu thì câu chuyện chất lượng ổn định phải được đặt lên hàng đầu. Có như thế mới giữ được uy tín để xuất khẩu lâu dài và ổn định. Bởi chỉ cần một sản phẩm đặc sản vùng miền mất uy tín trên trường quốc tế, sẽ gây mất uy tín và ảnh hưởng chung đến các sản phẩm khác của Việt Nam, gây khó khăn trong công tác xuất khẩu.

Bà Nguyễn Thị Mai Phương, đại diện nhà phân phối Central Retail cho biết, Central Retail luôn có ưu đãi dành cho sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền của Việt Nam. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm này, khó khăn nhất chính là câu chuyện logistic. Các sản phẩm sẽ xuất hiện trên trang điện tử của toàn bộ hệ thống Central Retail với mức giá giống nhau. Tuy nhiên, câu chuyện để mức giá giống nhau với các sản phẩm đến từ các địa phương trên cả nước là khó khả thi. Chính vì thế, trong thời gian tới, nhà nước và các cơ quan quản lý cần có biện pháp hỗ trợ về chi phí để các sản phẩm OCOP của cả nước có thể đến được tới tay của người tiêu dùng toàn quốc với mức giá phù hợp.

Bà Nguyễn Thị Hà - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất chế biến và thương mại Hà Trung - đơn vị sản xuất bò một nắng nổi tiếng của Phú Yên cho biết: các sản phẩm bò một nắng của đơn vị tham gia hội nghị kết nối giao thương cũng như Hội chợ Đặc sản vùng miền 2022 năm nay được người tiêu dùng Thủ đô rất ưa chuộng. Tham gia vào hội nghị kết nối giao thương, các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đặc sản địa phương như Hà Trung có cơ hội được kết nối với các nhà phân phối lớn trên cả nước. Đây là một kênh kết nối rất hiệu quả, thiết thực. Ngay trong ngày hôm nay, Hà Trung đã tìm kiếm và có được rất nhiều cơ hội vào các hệ thống bán lẻ lớn trên toàn quốc.

Chia sẻ kinh nghiệm để các sản phẩm OCOP hoặc đặc sản địa phương có thể vào được được vào hệ thống bán lẻ lớn, bà Hà cho biết đó là phải có 3 yếu tố: Thứ nhất là các loại giấy tờ phải đầy đủ, từ giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận cơ sở sản xuất an toàn thực phẩm. Thứ hai mẫu mã phải đẹp, thứ ba quan trọng nhất là chất lượng phải ổn định.

Làm thế nào để nhà cung cấp kết nối với nhà phân phối và doanh nghiệp nhập khẩu?
Bà Nguyễn Thị Hà - Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất chế biến và thương mại Hà Trung cho rằng cần có cuộc cạnh tranh công bằng trong cuộc đua "lên kệ" siêu thị Việt

Từ góc độ cơ sở sản xuất, bà Hà cũng chia sẻ một mong muốn rất thiết thực của doanh nghiệp đó là mong là có một cuộc cạnh tranh công bằng giữa các sản phẩm trong “cuộc đua” chạy vào siêu thị. Bà Hà chia sẻ thực tế, để đưa được hàng vào một số siêu thị, nhiều nơi đòi hỏi đưa giá lên cao và chiết khấu lại cho siêu thị khá lớn. Tuy nhiên, điều này là rất khó đối với các cơ sở sản xuất thật, làm thật. Bởi họ muốn sản xuất hàng thật với chi phí và giá thành hợp lý nhất đối với người tiêu dùng. Nếu muốn chiết khấu cao cho hệ thống phân phối, vô hình chung đẩy giá cao đến tay người tiêu dùng, gây khó cho cả doanh nghiệp và thiệt hại cho người tiêu dùng. Chính vì thế, bà Hà cũng cho rằng cần có một cuộc chơi công bằng để các sản phẩm có chất lượng thực sự trong nước sản xuất đến được tay người tiêu dùng với mức giá thành hợp lý nhất qua các kênh phân phối.

分享到: