【dữ liệu bongdaso】Cần thêm chính sách đột phá cho Thủ đô

Nhận Định Bóng Đá 2025-01-11 19:48:44 957
Việc phân quyền về quy hoạch,ầnthêmchínhsáchđộtpháchoThủđôdữ liệu bongdaso quản lý không gian, kiến trúc được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm thảo luận. Ảnh: Đ.T

“Điểm nhấn” TOD, BT

Khác với các lần sửa đổi trước, Dự thảo trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ sáu thể hiện sự phân cấp khá mạnh mẽ, nhất là trong lĩnh vực đầu tư.

Cụ thể, Chính phủ đề xuất cho Hà Nội được mở rộng phạm vi áp dụng hình thức đầu tư PPP trong lĩnh vực văn hóa, thể thao.

Dự thảo cũng quy định, HĐND Thành phố quyết định chủ trương đầu tư đối với dự ánphát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng (TOD) căn cứ vào điều kiện về ngân sách, quyền sử dụng đất, quyền sử dụng không gian ngầm, khoảng không gian trên cao tại khu vực TOD có thể đấu giáđể thực hiện tái thiết đô thị, đầu tư phát triển đô thị mới, xây dựng theo quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng được phê duyệt và phát triển đường sắt đô thị.

Một số đề xuất đáng chú ý khác là Hà Nội được thực hiện hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) thanh toán bằng đất hoặc tiền đối với các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực vận tải, thoát nước và xử lý nước thải; xử lý ô nhiễm môi trường; hạ tầng kỹ thuật trong lĩnh vực thủy lợi.

Ngoài ra, còn có đề xuất quy định cơ chế thử nghiệm có kiểm soát để thử nghiệm các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, nhiều tiềm năng và giao HĐND Thành phố quy định chi tiết về giám sát thử nghiệm và kết thúc quá trình thử nghiệm. Hay, cho phép áp dụng phương thức nhượng quyền kinh doanh, quản lý đối với các công trình, hạ tầng văn hóa, thể thao do nhà nước đầu tư trên địa bàn Thủ đô để nâng cao hiệu quả sử dụng, tránh lãng phí tài sản công.

Chính phủ còn đề xuất phân cấp một số thẩm quyền về đầu tư từ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công cho HĐND, UBND TP. Hà Nội. Chẳng hạn, HĐND TP. Hà Nội quyết định chủ trương đầu tư dự án đường sắt đô thị; dự án sử dụng vốn đầu tư công tối đa 20.000 tỷ đồng. Cho phép Hà Nội ban hành định mức kinh tế- kỹ thuật, định mức chi phí, đơn giá riêng, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm và nhu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô…

Bày tỏ mong muốn sửa Luật Thủ đô sẽ tạo cơ hội cơ hội lớn để Hà Nội phát triển, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng, cần có thêm những chính sách đột phá.

“Mô hình TOD đã quy định đối với TP.HCM. Đây là điểm sáng, điểm nhấn đối với Nghị quyết của TP.HCM. Đối với Hà Nội, quy định này cũng rất hợp lý”, bà Mai nêu quan điểm.

Về thực hiện hợp đồng BT thanh toán bằng đất hoặc tiền, một số ý kiến còn băn khoăn, bởi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (PPP) không quy định đối với phương thức đầu tư này.

Tuy nhiên, bà Mai cho rằng, cơ chế này không hề có lỗi; vừa qua, trong quá trình tổ chức thực hiện chưa đúng, nên dừng lại. “Với Hà Nội, đưa vào thì cũng là điểm nhấn, điểm sáng”, bà Mai bày tỏ quan điểm.

Báo cáo đánh giá tác động do Bộ Tư pháp thực hiện nhận định, phát triển đường sắt đô thị theo mô hình TOD là cơ hội để phát triển đô thị nén, nhằm giảm thiểu giao thông cơ giới, tắc đường, ô nhiễm môi trường… Việc giảm tắc đường sẽ tránh cho Hà Nội không bị thiệt hại do tắc đường khoảng 23.300 - 27.900 tỷ đồng (khoảng 1 - 1,2 tỷ USD/năm).

Số lượng người dân được nâng cao chất lượng cuộc sống khi phát triển các đô thị vệ tinh và các thành phố thuộc Thủ đô dự kiến khoảng 1,377 triệu người vào năm 2030, khoảng 1,787 triệu người vào năm 2050.

Theo đánh giá của cơ quan chủ trì soạn thảo, thông qua việc phát triển đường sắt đô thị, các đô thị dọc tuyến đường sắt (khu vực TOD), các đô thị vệ tinh sẽ giúp các doanh nghiệpcó thể thu hút được lao động trong vùng Thủ đô và bố trí được chỗ ở cho người có thu nhập thấp. Theo đó, việc phát triển này tác động trực tiếp tới 117.000 lao động di cư đang làm việc tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn Thủ đô và trong thời gian tới tác động tới 135.000 người.

Riêng quy hoạch, Chính phủ phải quản

Một vấn đề khác cũng được đại biểu quan tâm thảo luận là phân quyền về quy hoạch, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị.

Đề xuất tại Dự thảo là phân quyền từ Thủ tướng Chính phủ cho UBND TP. Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (tương tự thực hiện tại TP.HCM).

Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Trường Giang, phân quyền về quy hoạch như trên với TP.HCM là đúng, nhưng “riêng Hà Nội lại khác”. Lý do là, “tất cả các cơ quan Trung ương đều đóng trên này hết, nên khi điều chỉnh quy hoạch sẽ động hết. Ví dụ, khu chính trị Ba Đình thì khi điều chỉnh không thể giao cho Hà Nội được. Vấn đề này, Trung ương lại càng phải quản chặt hơn”, ông Giang phân tích.

Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật lấy ví dụ khu Triển lãm Giảng Võ trước có ý định làm nhà 50 tầng, khi Quốc hội có ý kiến và Thủ tướng Chính phủ yêu cầu rà soát lại thì mới dừng. Vì thế, ông Giang nhấn mạnh quan điểm rằng, riêng quy hoạch thì không thể phân quyền như đề nghị được.

Cũng quan tâm đến quy hoạch ở góc độ quy hoạch xây dựng, phát triển Thủ đô (Điều 19), đại biểu Nguyễn Hải Anh (Đồng Tháp) nhận xét, điều này chỉ nêu việc xây dựng và phát triển Thủ đô phải thực hiện theo Quy hoạch Thủ đô, Quy hoạch chung Thủ đô. Trong khi đó, năm 2016, Thủ tướng đã phê Quy hoạch Vùng Thủ đô (Thủ đô Hà Nội và 9 tỉnh lân cận, gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Giang).

“Quy hoạch này vẫn đang còn hiệu lực, nhưng lại không đề cập, không biết lý do gì”, vị đại biểu Đồng Tháp băn khoăn.

Đề cập một góc độ khác về quy hoạch, đó là việc di dời cơ sở ô nhiễm, bệnh viện, trường học ra khỏi nội đô, Bí thư Thành ủy Hà Nội, ông Đinh Tiến Dũng nêu đề xuất về quy hoạch tại thành phố thứ hai là thành phố phía Tây khu vực Hòa Lạc - Xuân Mai chuyên biệt về khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo.

Và lần sửa luật này, cần giao quyền Thủ đô bỏ tiền ngân sách giải phóng mặt bằng, thậm chí xây dựng một trường đại học mới để “mời” trường đại học từ nội đô dời lên. “Trường dưới này, một là ông trả lại, hai là có thể thương thảo chỉ làm cơ sở đào tạo sau đại học, cho giảm dân cư, hoặc là làm trung tâm nghiên cứu, hợp tác quốc tế thì cũng chấp nhận được”, ông Đinh Tiến Dũng nói.

Ông Dũng cho rằng, khi di dời được hệ thống giáo dục đại học lên thành phố mới, sẽ có 1 triệu học sinh, sinh viên lên đó. Vùng này sẽ phát triển theo quy hoạch và như vậy, mới giảm dân số để giải quyết những vấn đề bức xúc của nội đô.

Dự thảo sẽ được Quốc hội thảo luận tại hội trường trong đợt họp thứ hai của Kỳ họp thứ sáu và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ bảy (tháng 5/2024).

Không giới hạn chế độ tiền lương

Luật Thủ đô phải trao quyền lớn hơn và một khi bộ máy đã phải thực hiện trọng trách lớn hơn thì chế độ tiền lương cho đội ngũ cán bộ, công chức Thủ đô cũng phải khác biệt. Dự thảo quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô, một số cơ quan ngành dọc trung ương đóng trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức. Tôi đề nghị trong Luật Thủ đô không giới hạn mức lương cho từng cá nhân. Có thể, với một quỹ tiền lương như thế, tổ chức bộ máy hiệu quả hơn, tinh gọn hơn, thì trả lương cho một cán bộ cao hơn gấp nhiều lần các địa phương khác. Chính đấy là hình mẫu của Thủ đô để tạo ra hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý.

- Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội)
本文地址:http://game.marimbapop.com/news/460c299362.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Phải tiêu hủy hóa đơn bán tài sản công bản giấy chưa sử dụng, còn tồn đến hết ngày 31/12/2025

Minister presents draft amended Law on Electronic Transactions

PM attends 17th East Asia Summit in Cambodia

Party leader’s China visit a success in all aspects: Foreign minister

Hoa Lư khiếu nại gói thầu 35 nghìn tỷ, ACV báo cáo Thủ tướng trước ngày 22/8 

PM highlights ASEAN’s role, responsibilities in regional and international affairs

Senator pledges more contributions to Việt Nam

German Chancellor’s Việt Nam visit to help lift ties to new height: ambassador