发布时间:2025-01-11 08:00:42 来源:Empire777 作者:Cúp C2
Mua ròng kỷ lục
Theo thống kê của BVSC, xét riêng giao dịch của khối ngoại trên sàn TP.HCM đối với giao dịch khớp lệnh trong quý I/2017, khối này đẩy mạnh mua vào các ngành hàng tiêu dùng (2,1 nghìn tỷ đồng), công nghiệp (305 tỷ đồng) và dịch vụ tiêu dùng (148 tỷ đồng) trong khi bán ròng mạnh các ngành bất động sản (727 tỷ đồng), dầu khí (387 tỷ đồng) và vật liệu cơ bản (187 tỷ đồng). Các mã được mua ròng mạnh bên cạnh VNM còn có ROS, SAB, KBC… trong khi các mã PVD, DXG, VIC, VCB, SBT… bị bán ròng mạnh. |
Theo đó, sau khi bán ròng khá mạnh trong 2 tháng cuối năm 2016, khối nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại mua ròng trong quý I năm nay với giá trị ở mức cao. Cụ thể, trên sàn TP.HCM, khối ngoại mua vào 25,2 nghìn tỷ đồng và bán ra 21,9 nghìn tỷ đồng, giá trị mua ròng đạt gần 3,3 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, trên sàn Hà Nội, khối ngoại mua vào 822 tỷ đồng, bán ra 597 tỷ đồng, giá trị mua ròng đạt hơn 225 tỷ đồng. Đáng chú ý là trong khi khối ngoại mua ròng với giá trị khá thấp trong tháng 1 và tháng 2/2017 (lần lượt đạt 610 tỷ và 597 tỷ đồng) thì giá trị mua ròng ở tháng 3 tăng khá đột biến, đạt gần 2,1 nghìn tỷ đồng, mức cao nhất kể từ tháng 5/2014 đến nay. Trong tháng 4/2017, khối ngoại vẫn tiếp diễn xu hướng mua ròng với giá trị mua ròng từ đầu tháng tới nay đã đạt 1,9 nghìn tỷ đồng trên sàn TP.HCM. Ông Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư, Công ty Chứng khoán Maybank KimEng cho rằng diễn biến sẽ còn kéo dài ít nhất đến hết tháng 4/2017. Theo đó, các mã Nhà nước thoái vốn và các mã đã kín room ngoại nay được nới room sẽ đặc biệt thu hút dòng vốn nước ngoài.
Mặc dù vậy, phân tích sâu hơn về động thái mua ròng của khối ngoại, các chuyên gia của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận thấy khối này mua ròng khá tập trung thay vì mua trên diện rộng. Cụ thể, trong quý I/2017, khối này đã mua vào hơn 2,2 nghìn tỷ đồng cổ phiếu VNM qua phương thức khớp lệnh. Điều này cho thấy sức hấp dẫn của DN này sau khi mở room ngay cả khi giá cổ phiếu đã tăng mạnh trong các năm gần đây. Bên cạnh đó, nhiều mã mới lên sàn cũng được mua ròng với giá trị lớn. Trong đó NVL (Công ty Địa ốc Novaland), SAB (Công ty CP Bia rượu nước giải khát Sài Gòn) và VJC (Công ty Hàng không Vietjet) được mua ròng lần lượt 353,6 tỷ đồng, 340,9 tỷ đồng và 205 tỷ đồng. Trong đó, NVL và SAB mới chính thức giao dịch trên sàn HOSE từ tháng 12-2016 và VJC niêm yết khoảng hơn 1 tháng nay.
Triển vọng sáng trong quý II
Báo cáo phân tích mới đây của BVSC chỉ ra rằng, chỉ số VN-Index nằm trong xu hướng hồi phục từ đầu năm 2012 cho đến hết quý I/2017 với mức tăng 114% từ 337 điểm lên 722 điểm, vùng đỉnh trong vòng 9 năm trở lại đây. Diễn biến tăng điểm mạnh mẽ trên khiến P/E của chỉ số VN-Index tăng từ mức 8,7 lần giai đoạn đầu năm 2012 lên mức 17,4 lần cuối tính đến cuối quý I/2017. Tương ứng mức tăng gần 99%, cao hơn hẳn so với mức tăng của các thị trường lân cận như KSE 100 Index (Pakistan), PCOMP Index (Philippines), JCI Index (Indonesia) và SET Index (Thái Lan)… đạt lần lượt 48%, 28%, 47% và 28%... Kéo theo đó, hệ số P/E của chỉ số VN-Index thuộc nhóm thấp nhất trong số các thị trường mới nổi trong khu vực giai đoạn đầu năm 2012, đã tăng lên tốp trên ở thời điểm hiện tại.
Diễn biến trên khiến sức hấp dẫn của thị trường chứng khoán Việt Nam giảm dần nếu chỉ nhìn trong top các thị trường mới nổi, đặc biệt đối với các quỹ ngoại. Có thể thấy từ năm 2012 đến năm 2016, giá trị mua ròng của khối ngoại trên sàn TP.HCM giảm dần qua các năm và khối này đã chuyển sang bán ròng trong năm 2016. Mặc dù khối này quay trở lại mua ròng trong quý I/2017, song giá trị mua ròng tập trung mạnh ở VNM trong khi hoạt động mua ròng ở phần còn lại của thị trường là không quá lớn. Với tiềm năng được nâng hạng, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế cũng như sự khởi sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh các DN, BVSC cho rằng mặt bằng giá cổ phiếu của thị trường chứng khoán Việt Nam chưa phải là đắt. Tuy nhiên, áp lực chốt lời ở vùng giá hiện tại sẽ ngày một gia tăng và nếu thị trường không xuất hiện động lực tăng điểm đủ mạnh, khả năng tiếp tục bứt phá lên vùng giá cao mới sẽ gặp nhiều khó khăn. Ông Khánh cũng cho rằng xu hướng khả quan sẽ tiếp tục duy trì trong quý II/2017 nhưng mức độ có xu hướng giảm lại. Nếu không có thêm yếu tố tích cực nào, thị trường có thể sẽ có điều chỉnh vào cuối quý II/2017 và đầu quý III/2017. Theo đó, kịch bản tích cực của thị trường là dòng vốn ngoại tiếp tục đổ vào mạnh hơn, kết quả kinh doanh của DN tiếp tục tăng trưởng cùng với sự phục hồi của kinh tế trong quý II/2017 và lạm phát được kiểm soát.
Trong năm 2016, thị trường đã đón thêm nhiều thành viên là các tổng công ty thuộc sở hữu nhà nước lớn như Sabeco, Habeco, ACV, Seaprodex, Vinatex… Làn sóng này được kỳ vọng sẽ được tiếp diễn với quy mô lớn hơn trong năm 2017 thông qua sự góp mặt của nhiều DN nhà nước khác dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ. Theo đó, những thành viên mới là những DN lớn như Mobifone, Petrolimex… sẽ lên sàn. Ngoài ra, với quy định các công ty đại chúng phải niêm yết trên sàn UPCoM, thị trường này sẽ mang lại vài cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư trong năm 2017 từ những DN có tên tuổi như: PV Power, Techcombank, VPBank, Masan Consumer, FPT Telecom… Ngoài ra, việc nới room cho nhà đầu tư nước ngoài cũng được kỳ vọng mang đến cơ hội xem xét nâng hạng thị trường từ cận biên sang mới nổi, thu hút thêm dòng vốn của các nhà đầu tư nước ngoài.
相关文章
随便看看