【số liệu thống kê về bologna gặp sassuolo】Hà Nội: Một số mặt hàng thiết yếu có thể tăng giá vào dịp Tết
Đây là nhận định của bà Nguyễn Thị Như Mai - Phó Giám đốc Sở Công thương Hà Nội tại buổi làm việc giữa Bộ Công thương và UBND TP.Hà Nội về công tác đảm bảo cung cầu hàng hóa,àNộiMộtsốmặthàngthiếtyếucóthểtănggiávàodịpTếsố liệu thống kê về bologna gặp sassuolo bình ổn thị trường các tháng cuối năm 2013 và Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014.
Giá một số mặt hàng thiết yếu có thể tăng 10-15%
Bà Nguyễn Thị Như Mai cho biết: Từ đầu năm 2013, tình hình cung cầu, giá cả nhóm hàng lương thực tương đối ổn định. Nhưng sang tháng 10-11/2013, do miền Bắc vào thời điềm giáp hạt, nên nguồn cùng hạn chế. Thêm vào đó, việc các tiểu thương thu gọm gạo xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch và do ảnh hưởng của cơn bão số 14 nên giá bán tăng khoảng 10-15%.
Hiện nay, giá bán mặt hàng gạo đã trở lại ổn định. Tuy nhiên, dự kiến trong tháng giáp Tết Nguyên đán 2014, nhu cầu tiêu dùng gạo ngon, gạo nếp của người dân sẽ tăng, khiến giá bán mặt hàng này tăng nhẹ.
Nhóm hàng rau, củ, quả dự kiến sẽ tăng giá trong dịp Tết. Ảnh: MN. |
Với nhóm hàng thực phẩm, đại diện Sở Công thương Hà Nội cho biết giá thịt lợn hiện đang giữ ở mức cao do tình hình thời tiết bất thường khiến nguồn cung giảm. Thêm nữa, việc thương lái thu mua lợn quá lứa xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc khiến giá bán bị dao động. Mặt hàng thịt gia cầm từ đầu năm đến cuối tháng 8 giá ổn định, đến đầu tháng 9 thì giá tăng nhẹ, khoảng 5-8% do tình hình mưa bão kéo dài khiến tiểu thương lợi dụng tăng giá. Dự kiến trong dịp Tết, giá thịt lợn và thịt gà tăng khoảng 5-10%.
Riêng nhóm hàng rau, củ, quả phụ thuộc rất lớn vào tình hình thời tiết. Nếu thời tiết thuận lợi thì rau rất rẻ và ngược lại, thời tiết không thuận lợi, mưa nhiều, rét… thì giá rau sẽ tăng rất nhanh. Theo báo cáo của Sở công thương Hà Nội, từ tháng 1-6/2013, tình hình giá cá ổn định, đến tháng 7 mưa bão liên tiếp xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại nhiều diện tích trồng rau nên ảnh hưởng đến nguồn cung, giá các loại rau củ tăng mạnh, khoảng 15-25%.
Cuối tháng 10, đầu tháng 11 giá bán các mặt hàng rau đã giảm (khoảng 8%) và đã ổn định trở lại. Dự kiến thời điểm trước và sau Tết, nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh nên giá mặt hàng rau sẽ vẫn giữ ở mức cao.
Tăng cường đưa hàng về nông thôn
Trước dự báo tình hình giá cả một số mặt hàng thiết yếu trên đây có thể tăng giá, UBND TP.Hà Nội đã yêu cầu các DN phải chủ động tăng cường dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường, sử dụng tối đa công suất hệ thống mạng lưới bán hàng dịp Tết. Bố trí, sắp xếp hàng hóa phù hợp, ngăn nắp, đảm bảo văn minh thương mại, trong đó chú trọng đến nhóm hàng thiết yếu phục vụ Tết.
“Chúng tôi đã yêu cầu các DN tham gia bình ổn giá ngoài việc tổ chức bán hàng tại các điểm cố định, cần tăng cường tần suất tổ chức các tuyến bán hàng lưu động, đưa hàng bình ổn giá kết hợp với các nhóm hàng phục vụ Tết về các huyện, khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt tập trung vào thời gian giáp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ để phục vụ nhu cầu người dân có thu nhập thấp và trung bình”, bà Mai cho biết.
Rau xanh là mặt hàng phụ thuộc rất lớn vào tình hình thời tiết. Dự báo thời điểm trước và sau Tết nhu cầu tiêu dùng tăng mạnh nên giá mặt hàng rau sẽ vẫn giữ ở mức cao. Ảnh: MN. |
Hiện nay, UBND TP.Hà Nội đã giao cho Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Cty TNHH 1 TV Lan Chi Business, Cty CP Intimex Việt Nam và Cty CP Nhất Nam xây dựng kế hoạch tổ chức đưa hàng về 13 xã miền núi trên địa bàn Hà Nội trong dịp Tết. Thời gian dự kiến từ 21-25/1/2014.
Bên cạnh đó, UBND TP.Hà Nội cũng đã giao cho Tổng Cty thương mại Hà Nội tổ chức 4 phiên chợ Tết tại các huyện: Sóc Sơn, Thạch Thất, Thường Tín và Từ Liêm trong thời điểm giáp Tết, dự kiến từ ngày 22/1-27/1/2014. Các điểm chợ hoa xuân, hội chợ xuân trên địa bàn các quận, huyện, thị xã cũng sẽ được tổ chức để phục vụ nhu cầu mua sắm tết của nhân dân Thủ đô.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, thời điểm từ nay đến Giáp Tết Nguyên đán nhu cầu hàng hóa sẽ tăng cao, nhất là những mặt hàng thiết yếu. Do đó, Thứ trưởng đề nghị Sở Công thương Hà Nội phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, chỉ đạo các DN tập trung triển khai công tác chuẩn bị, cung ứng hàng hóa, trong đó phải đặc biệt tập trung vào các nhóm hàng lương thực, thực phẩm và nhóm hàng rau củ quả./.
Nhật Minh