【trận đấu tối nay】Ngọn lửa Bàu Hang
时间:2025-01-10 16:43:55 出处:Nhận Định Bóng Đá阅读(143)
(CMO) Tháng 10 vừa qua, Đảng bộ và Nhân dân xã Nguyễn Huân nói riêng, huyện Đầm Dơi nói chung vô cùng phấn khởi khi "Bia tưởng niệm 10 cán bộ và Nhân dân bị Mỹ - nguỵ thảm sát tại đồng Bàu Hang" được UBND huyện Đầm Dơi khởi công xây dựng tại ấp Tân Hoà, xã Nguyễn Huân. Việc làm này không chỉ thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những người nằm xuống cho sự nghiệp giải phóng đất nước mà còn góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ.
Công trình bia tưởng niệm được xây dựng với diện tích 800 m2 trên chính mảnh đất mà ngày 21/10/1959 (nhằm ngày 14/8 năm Kỷ Hợi) Mỹ - nguỵ đã thảm sát 10 cán bộ và Nhân dân. Đây được xem là một trong những sự kiện giết người dã man trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở huyện Đầm Dơi.
Giai đoạn 1955-1960 được xem là thời kỳ giữ gìn lực lượng từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chính trị, cùng với chủ trương của Xứ uỷ là "Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang, tranh thủ vận động cải tạo lực lượng giáo phái bị Mỹ - Diệm đánh tan rã". Với tinh thần cách mạng này của cả miền Nam, Đảng và Nhân dân Cà Mau đã vùng lên vũ trang mạnh mẽ, dùng bạo lực cách mạng để chống lại bạo lực phản cách mạng. Từ đây, những đơn vị vũ trang ra đời và hoạt động với danh nghĩa "giáo phái", tiêu biểu như giáo phái của Ngô Văn Sở, Đinh Tiên Hoàng... phối hợp với Nhân dân địa phương tiêu diệt những tên ác ôn trong hàng ngũ của địch, đánh một đòn nặng nề vào tâm lý kẻ thù.
Lễ khởi công xây dựng bia tưởng niệm 10 cán bộ và Nhân dân bị Mỹ - nguỵ thảm sát tại đồng Bàu Hang. Ảnh: Hoàng Triệu |
Tháng 1/1959, giáo phái do đồng chí Ngô Văn Sở chỉ đạo đóng tại Bàu Hang đã bắt và tử hình tên Dương Văn Tiếu, điệp viên ác ôn chuyên luồn vào căn cứ địa cùng với cộng sự bắn giết các chiến sĩ hoạt động cách mạng. Từ sự kiện này, tên quận trưởng tại Đầm Dơi là Nguyễn Ngọc Thắng đã ra lệnh cho lính bảo an, thuộc đồn Vàm Đầm tổ chức những trận càn quét trong Nhân dân để trả thù, đối tượng nhắm đến là những điểm căn cứ và những con người hoạt động cách mạng. Qua những trận càn, chúng bắt 11 cán bộ và Nhân dân ở nhiều địa phương như Thanh Tùng, Tân Tiến, Nguyễn Huân giam giữ ở khám Tân Duyệt để tra tấn hòng lấy lời khai về những cơ sở cách mạng. Trước đó, chúng đã giết 6 chiến sĩ tại ngã ba Nước Mặn (giáp Tân Tiến và Tân Thuận, nay được gọi là "Khu Sáu Anh").
Qua vài tháng giam giữ, với nhiều hình thức tra tấn dã man nhưng vẫn không khuất phục được ý chí quật cường của những con người kiên trung, ngày 21/10/1959, chúng quyết định đem 11 cán bộ của ta vào đồng Bàu Hang để tế cờ sau những trận đòn tàn nhẫn. Văn tế cờ vừa đọc dứt, chúng ra lệnh đập đầu 10 đồng chí cán bộ của ta (do có một đồng chí còn nhỏ tuổi nên được tha). Trong giờ phút đó, đồng chí Nguyễn Văn Núi, Xã uỷ viên xã Nguyễn Huân đã vận động anh em cùng dõng dạc hô khẩu hiệu: "Đả đảo đế quốc Mỹ! Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!". Những tiếng hô vang trong khí thế hào hùng chưa kịp dứt, bọn chúng đã tràn lên đánh đập rồi vùi lấp tất cả xuống sình lầy.
Nhân chứng còn sót lại sau trận thảm sát này là ông Nguyễn Văn Tòng (sinh năm 1943 ở ấp Tân Đức A, xã Tân Đức, được chúng tha sống vì khi ấy còn nhỏ tuổi), hiện là thương binh 3/4, không giấu được xúc động khi kể về sự kiện này. Ông cho biết: "Trước những đòn roi, tra tấn của quân thù, tôi luôn được nghe những lời động viên từ các anh rằng, dù bất cứ giá nào cũng không khai báo, phải có niềm tin vào sự thắng lợi. Chính vì vậy, cho đến ngày hy sinh, bọn chúng không hề lấy được bất kỳ thông tin nào dù là nhỏ nhất...".
Cũng theo ông Tòng, đồng Bàu Hang không chỉ gắn với sự kiện thảm sát này mà còn là nơi đóng quân nhiều căn cứ cách mạng của huyện, xã và các đơn vị giáo phái, đặc biệt ấp Tân Hoà từng là nơi đóng căn cứ của Khu uỷ và Ngân khố miền Nam. Chính vì thế, trong lòng người cựu chiến binh luôn hy vọng thời gian không xa nơi đây sẽ trở thành khu di tích để thế hệ sau có dịp nhìn lại một thời máu lửa của cha ông mình.
Ông Tạ Tấn Lực, Trưởng ấp Tân Hoà, chia sẻ: "Công trình xây dựng khu tưởng niệm tại đồng Bàu Hang không chỉ mang lại sự phấn khởi mà còn là niềm tự hào chung đối với chi bộ ấp và toàn thể Nhân dân địa phương. Chúng tôi sẽ củng cố lộ giao thông nông thôn, quan tâm đến sản xuất... từng bước đưa quê hương cách mạng ngày một đi lên".
Tự nguyện hiến 1.080 m2 đất để xây dựng khu bia tưởng niệm, ông Trần Việt Bắc (ấp Tân Hoà, xã Nguyễn Huân) cho biết: "Tất cả thành viên trong gia đình tôi đều đồng tình và ủng hộ với quyết định hiến đất để xây dựng công trình ý nghĩa này. Thế hệ cha chú đi trước đã không tiếc xương máu để có được độc lập thì bổn phận con cháu hôm nay cũng phải có một phần đóng góp để không cảm thấy thẹn khi nghĩ về quá khứ hào hùng của vùng đất này".
Chiến tranh đã lùi xa, về lại quê hương cách mạng Nguyễn Huân, mặc dù sự phát triển của nơi đây chưa nổi bật và còn tồn tại rất nhiều khó khăn do đặc thù của vùng xã bãi ngang ven biển. Tuy nhiên, với mỗi người dân nơi đây, ký ức và niềm tự hào về "một thời hoa lửa" vẫn cứ như ngọn đuốc cháy sáng nối tiếp từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính việc ý thức mình đang sống trên vùng đất anh hùng như kim chỉ nam để Đảng bộ và Nhân dân xã Nguyễn Huân phấn đấu thực hiện các chương trình mục tiêu nông thôn mới
Trần Phúc
上一篇: Thắng Thái Lan 3
下一篇: Nổi lên tình trạng lợi dụng sàn thương mại điện tử, mạng xã hội để buôn lậu
猜你喜欢
- Nhận định, soi kèo Schalke 04 vs FC Aarau, 19h00 ngày 6/1: Tưng bừng bàn thắng
- Ngắm những thí sinh mặc áo tắm đẹp nhất Hoa hậu Hoàn vũ
- Hoa hậu Mai Phương sẽ thi Miss World 2023 vào tháng 5
- Á hậu Hoa Đan kể kỷ niệm vui khi ra Hà Nội chụp áo dài ngày giáp Tết
- Microsoft sắp phát hành bộ lập trình cho kính thực tế ảo HoloLens
- Miss Charm 2023: Người đẹp Brazil đăng quang, Thanh Thanh Huyền dừng chân Top 20
- Trước Ngọc Châu, những nàng hậu nào từng vướng scandal học vấn?
- Phong cách ăn mặc ngày càng gợi cảm của Hoa hậu Kỳ Duyên
- Đã tìm ra một loại siêu vật liệu cứng hơn cả kim cương