【lịch thi đấu giải ngoại hạng anh tối nay】Vụ WeChat và TikTok bị cấm: Trung Quốc trả đũa thế nào ?
作者:World Cup 来源:Thể thao 浏览: 【大 中 小】 发布时间:2025-01-10 15:21:51 评论数:
Bộ Thương mại Mỹ vừa phát lệnh cấm nhắm vào các ứng dụng di động phổ biến của Trung Quốc,ụWeChatvTikTokbịcấmTrungQuốctrảđũathếlịch thi đấu giải ngoại hạng anh tối nay theo đó những người ở Mỹ không thể tải ứng dụng nhắn tin WeChat và ứng dụng chia sẻ video ngắn TikTok từ đêm 20-9.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc hiện căng thẳng trên nhiều mặt trận từ thương mại cho tới công nghệ. Ảnh: REUTERS
Bộ Thương mại Mỹ ngày 18-9 cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ cấm ứng dụng WeChat và TikTok xuất hiện trên các cửa hàng ứng dụng (app store) của Mỹ bắt đầu từ đêm 20-9.
Theo Đài CNN, những người dùng đã tải hai ứng dụng trên trước hạn chót vẫn có thể tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế mới được đưa ra cũng đồng nghĩa người dùng không thể tải các bản cập nhật của WeChat và TikTok. “Thứ thay đổi thật sự duy nhất từ đêm 20-9 sẽ là người dùng TikTok không truy cập được các ứng dụng cập nhật, cải tiến hoặc bảo trì”, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross nói sáng 18-9 (giờ Mỹ).
Trong khi đó, một lệnh cấm toàn diện đối với việc sử dụng TikTok sẽ được áp dụng vào ngày 12-11. Đây được xem là khoảng thời gian trao thêm cho Công ty ByteDance của Trung Quốc tìm ra một thỏa thuận làm hài lòng Mỹ liên quan tới số phận của TikTok tại Mỹ.
Hãng tin Reuters lưu ý lệnh cấm áp dụng lên các ứng dụng trên vẫn có thể được Tổng thống Trump hủy bỏ trước khi có hiệu lực. Tuy nhiên, không rõ ông Trump sẽ có hành động nào nhẹ tay hay không.
Ngay sau khi Bộ Thương mại Mỹ ban hành các quy định cấm các công ty Mỹ cung cấp dịch vụ tải và cập nhật đối với TikTok và WeChat, hai công ty chủ quản của các ứng dụng này đã lên tiếng phản đối, tuy nhiên cho biết sẽ tiếp tục tìm giải pháp lâu dài để giải quyết các quan ngại của Chính phủ Mỹ.
Trong một tuyên bố đưa ra ngay trong đêm 18-9, Bytedance, công ty sở hữu ứng dụng TikTok, đã bày tỏ sự phản đối và thất vọng trước quyết định của Bộ Thương mại Mỹ, đồng thời cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện nhằm vào sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Donald Trump.
Trong khi đó, tuyên bố của Công ty Tencent, sở hữu ứng dụng WeChat khẳng định, luôn tuân thủ các quy định pháp luật sở tại, chính sách và trình tự dữ liệu của ứng dụng này phù hợp với các tiêu chuẩn về quyền riêng tư nghiêm ngặt nhất trên thế giới.
Tencent cũng cho biết đã tiến hành trao đổi nhiều lần với Chính phủ Mỹ thời gian qua nhằm tìm ra giải pháp thỏa đáng, song chưa đi đến kết quả, đồng thời nhấn mạnh, sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc thương thảo để có được một phương án giải quyết lâu dài trước các quan ngại của Washington.
Trong khi đó, Bộ Thương mại Trung Quốc ra tuyên bố: “Trung Quốc thúc giục Mỹ từ bỏ việc bắt nạt, dừng lại các hành động vô lý và nghiêm túc duy trì các quy định và trật tự quốc tế công bằng, minh bạch. Nếu Mỹ nhất quyết làm theo ý họ, Trung Quốc sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết, kiên quyết bảo vệ các quyền lợi hợp pháp của công ty Trung Quốc”.
Trên Thời Báo Hoàn Cầu, giáo sư Lý Hải Đông đến từ Học viện Ngoại giao Trung Quốc nói rằng ứng dụng WeChat của Công ty Tencent và TikTok của Công ty ByteDance sẽ “không phải là các mục tiêu cuối cùng của chính quyền ông Trump khi mà sự phát triển về công nghệ cao của Trung Quốc là điều không thể phủ nhận”.
Cũng trong ngày 19-9, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra các quy định áp dụng với “danh sách những thực thể không đáng tin” (UEL) để nhắm vào các công ty nước ngoài, tổ chức và cá nhân khác đang đe dọa chủ quyền và an ninh quốc gia của Trung Quốc.
Theo đó, các thực thể nằm trong UEL sẽ bị hạn chế hoặc cấm tham gia hoạt động xuất, nhập khẩu liên quan Trung Quốc và đầu tư vào Trung Quốc. Họ cũng sẽ bị hạn chế hoặc cấm nhập cảnh và ở lại Trung Quốc, theo Đài CGTN.
Hiện Trung Quốc vẫn chưa chính thức công bố danh sách trên. Hồi tháng 5, Thời Báo Hoàn Cầu tường thuật biện pháp mới sẽ nhắm vào các công ty của Mỹ như Apple, Cisco Systems, Qualcomm...
LONG TẤN tổng hợp