Đại gia Thái lấn sân thị trường trà sữa Việt Nam
Đầu tháng 3 vừa qua,ĐạigiaTháilấnsânthịtrườngtràsữaViệkèo truc tiep thương hiệu trà sữa Chatramue của Thái Lan đã có cửa hàng đầu tiên tại Hà Nội. Đây là cửa hàng thứ hai của ChaTraMue tại Việt Nam, sau khi doanh nghiệp này gia nhập thị trường TP.HCM vào tháng 6 năm ngoái.
Đại gia trà sữa Thái Lan
Chatramue có hơn 100 cửa hàng trà sữa ở Thái Lan và hơn 40 cửa hàng tại Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc.
Thành lập từ năm 1945, Chatramue ban đầu chỉ là một cửa hàng nhỏ bán trà sữa và cà phê tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Sau này, thương hiệu mở rộng kinh doanh ra khắp xứ sở chùa vàng, với đồi chè và nhà máy riêng biệt.
Chatramue phổ biến đến mức, từ các ga tàu điện, trung tâm thương mại hay các tuyến phố đi bộ, người Thái đều có thể dễ dàng loại mua trà sữa này. Thậm chí, người Việt sang Thái Lan du lịch cũng quen mặt với thương hiệu Chatramue.
Ở Thái Lan, Chatramue có hơn 100 cửa hàng trà sữa. Còn tại các thị trường nước ngoài như Trung Quốc, Singapore, Malaysia, Hàn Quốc, thương hiệu này có hơn 40 cửa hàng.
Điểm đặc biệt của Chatramue là thương hiệu này cam kết các loại trà đều được pha bằng tay, nguyên liệu từ tự nhiên và hương thơm độc đáo. Trung bình, trà sữa ở đây có giá từ 40.000 - 50.000 đồng/ly, cao nhất lên tới 70.000 đồng/ly.
Mức giá mà Chatramue đưa ra được cho là khá sát với sức chi tiêu của người Việt, khi theo báo cáo của công ty thanh toán Payoo, nhóm mặt hàng trà sữa, cà phê, với đơn giá trung bình 40.000 đồng - 70.000 đồng/ly đang được người tiêu dùng rất ưa chuộng.
Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng
Thực tế, những năm gần đây, cơn sốt trà sữa đã tạo ra một thị trường gần 3,7 tỷ USD tại khu vực Đông Nam Á. Trong đó, thị trường Việt Nam đứng thứ ba với quy mô hơn 360 triệu USD, tương đương hơn 8.500 tỷ đồng theo Momentum Works.
Theo một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017.
Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%).
Khảo sát gần đây được công bố bởi hãng nghiên cứu Q&Me tại Việt Nam cho thấy, các chuỗi trà sữa dường như đang "hụt hơi" về số lượng so với các chuỗi cà phê như: Highlands Coffee, Trung Nguyên, The Coffee House...
Đặc biệt, giai đoạn 2020 - 2021, trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hầu hết thương hiệu trà sữa đều giảm tốc mở cửa hàng mới, hoặc buộc phải thu hẹp hệ thống cửa hàng trên cả nước.
Sau quá trình thanh lọc, thị trường trà sữa Việt Nam hiện nay do một số thương hiệu phổ thông như Dingtea, ToCoToCo, Tiger Sugar và cao cấp gồm Phúc Long, Gong Cha, KOI Thé chi phối.
Điển hình như thương hiệu ToCoToCo sau khi đã có mặt trên khắp 56 tỉnh thành với gần 500 cửa hàng, trong đó có gần 400 cửa hàng nhượng quyền đã phát triển chậm lại.
Khoảng trống này ngay lập tức được lấp đầy bởi một thương hiệu mới là Mixue. Tính đến tháng 3/2022, Mixue có 21.619 cửa hàng trên toàn thế giới, riêng Việt Nam đã có hơn 1.400 cửa hàng. Mixue gia nhập thị trường Việt Nam từ cuối năm 2018, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm về kem tươi và đồ uống từ trà thông qua mô hình nhượng quyền.
Và loạt các thương hiệu khác đã đang khai thác thị trường như Gong Cha, KOI, Phê La, Toco Toco, Xing Fu Tang, The Alley. Thoạt nhìn, ngành trà sữa có vẻ đào thải rất nhanh, khi nhiều "tay chơi" từng tăng tốc mở cửa hàng nay lần lượt đóng cửa, nhường chỗ cho tên tuổi mới…
Dưới góc nhìn người trong cuộc, đại diện thương hiệu Gong Cha cho biết thực chất việc "đào thải" ở đây là kết quả của việc thương hiệu đó có đảm bảo hoặc thỏa mãn được những yêu cầu tối thiểu của người tiêu dùng hay không. Ngay cả đối với những thương hiệu to lớn với nhiều năm kinh nghiệm trong ngành đều cũng phải luôn xem xét lại mọi tiêu chí đánh giá của khách hàng để khách hàng yên tâm và quay lại sử dụng dịch vụ của mình.