当前位置:首页 > Thể thao > 【kqbd tay ban nha】Vinh dự được nhận lẵng hoa cuối cùng của Bác Hồ tặng thưởng 正文

【kqbd tay ban nha】Vinh dự được nhận lẵng hoa cuối cùng của Bác Hồ tặng thưởng

来源:Empire777   作者:Thể thao   时间:2025-01-25 20:51:31

A1

Cán bộ,ựđượcnhậnlẵnghoacuốicùngcủaBácHồtặngthưởkqbd tay ban nha chiến sĩ Tiểu đoàn 56, Trung đoàn 263 đón nhận lẵng hoa của Bác Hồ năm 1969.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Bác Hồ đã cho lập đường dây nóng từ Phủ Chủ tịch xuống Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) và thường xuyên theo dõi, chỉ đạo Bộ đội PK-KQ về mọi mặt.

Chính những lời dạy bảo ân cần, động viên của Bác là nguồn sức mạnh lớn lao để bộ đội PK-KQ ra sức rèn đức, luyện tài, vượt qua muôn ngàn khó khăn gian khổ, sẵn sàng chấp nhận mọi hy sinh, thử thách, không ngừng trưởng thành lớn mạnh, liên tiếp đánh thắng “thần tượng không lực Hoa Kỳ” của đế quốc Mỹ mà đỉnh cao là Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” tháng Chạp năm 1972.

Cho đến hôm nay, nhiều cán bộ, chiến sĩ Bộ đội PK-KQ những năm chống Mỹ không thể nào quên sự kiện sáng mùng 1 Tết Nguyên đán Kỷ Dậu (1969), Bác Hồ đến thăm Quân chủng. Hôm ấy, sau khi chúc Tết bộ đội, Người căn dặn: “… Không tin được Mỹ đâu! Chúng nó xảo quyệt lắm. Chúng là bọn đế quốc xâm lược, ta phải luôn sẵn sàng chiến đấu để khi nó giở quẻ là mình đập lại được ngay”.

Quán triệt sâu sắc lời dạy của Bác Hồ, trong năm 1969 - thời điểm mà Mỹ tuyên bố ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào nhưng vẫn liên tục cho máy bay trinh sát không người lái do thám vùng trời Hà Nội - các đơn vị trong Trung đoàn 263 tên lửa phòng không đã đánh thắng 7 trận, bắn rơi tại chỗ 7 máy bay trinh sát không người lái tầng thấp của Mỹ.

Trong những chiến công đó phải kể đến chiến công đặc biệt vào hồi 7 giờ 30 phút ngày 28/8/1969: tại trận địa Văn La, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, Tiểu đoàn 56 của Trung đoàn 263 đã phóng 1 quả đạn bắn rơi tại chỗ 1 chiếc máy bay trinh sát không người lái tầm thấp loại 147-S.

Mặc dù đó là những ngày Bác Hồ đang mệt nặng nằm trên giường bệnh, nhưng khi nghe tin Bộ đội Phòng không Hà Nội bắn rơi tại chỗ máy bay trinh sát của Mỹ vào do thám Thủ đô, Bác vẫn bảo Văn phòng gửi tặng đơn vị lập công một lẵng hoa của Người.

A2
Các chiến sỹ trẻ hôm nay đang được nghe giới thiệu về Lẵng hoa Bác Hồ tặng năm xưa hiện được phục chế tượng trưng đặt tại Nhà Truyền thống của Sư đoàn.

Chi tiết của sự kiện ấy, sau này chúng tôi được nghe đồng chí Vũ Kỳ - Thư ký của Bác Hồ, kể lại như sau: Bác bắt đầu lâm bệnh ngày 12/8/1969. Hôm ấy, Hà Nội đã vào thu, trời se lạnh và có gió to. Biết tin phái đoàn nước ta từ cuộc đàm phán Paris về, Bác chủ động đến thăm, làm việc tại nhà nghỉ Hồ Tây. Đêm hôm đó, Bác lên cơn sốt và ho. Rồi những ngày sau đó Bác ho nhiều hơn, sốt nặng hơn nhưng Bác vẫn lên, xuống nhà sàn làm việc. Ngày 18/8, theo đề nghị của bác sĩ, Bác Hồ không làm việc ở nhà sàn nữa mà xuống ở và làm việc tại nhà 67 (ngôi nhà nhỏ nằm phía sau ngôi nhà sàn do Bộ Chính trị quyết định làm tháng 5/1967 trong lúc Bác sang Trung Quốc chữa bệnh, với mục đích đảm bảo an toàn cho Người trong những năm máy bay Mỹ bắn phá Hà Nội). Từ ngày 24/8 trở đi, Bác mệt nặng. Đến ngày 28/8, sức khỏe của Bác bắt đầu suy giảm nghiêm trọng. Tuy vậy Bác vẫn không ngừng lo toan cho vận mệnh quốc gia, cho cuộc sống của nhân dân…

Trưa ngày 28/8/1969, sau cơn hôn mê, lúc tỉnh lại, Bác hỏi các đồng chí lãnh đạo Đảng, Chính phủ đang đứng quanh mình: “Hôm nay có tin chiến thắng không?”. Một đồng chí trả lời: “Thưa Bác! Sáng nay, bộ đội Phòng không Hà Nội đã bắn rơi tại chỗ một chiếc máy bay trinh sát của giặc Mỹ ạ!”. Bác rất mệt nhưng vẫn mỉm cười và nói: “Thế thì Bác thưởng cho đơn vị lập công một lẵng hoa…”.

A3
Nguyên sỹ quan điều khiển tên lửa Phạm Đức Hùng (thứ hai từ phải) và các đồng đội trong một lần về thăm nhà nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 56 Nguyễn Văn Tích (người đứng giữa, đeo huân chương) ở Thái Bình.

Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng đến hôm nay, trận chiến đấu sáng ngày 28/8/1969 ấy vẫn được cựu chiến binh Phạm Đức Hùng, nguyên là sĩ quan điều khiển Tiểu đoàn 56 nhớ như in: Lúc ấy khoảng gần 7 giờ 30 phút sáng, tại trận địa Vân La, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), trời quang mây tạnh, Tiểu đoàn nhận lệnh vào cấp 1 và bắt được mục tiêu là chiếc máy bay trinh sát 147-S đang từ hướng đông bắc vào trinh sát các khu vực ở Hà Nội. Kíp chiến đấu trên xe điều khiển của Tiểu đoàn 56 hôm ấy gồm: Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Tích; Chính trị viên Tiểu đoàn Lưu Kim Vẹn; sĩ quan điều khiển Phạm Đức Hùng và các trắc thủ: Bế Ích Cẩm, Trần Minh Hùng, Lưu Văn Hùng luôn bám sát mục tiêu trên màn hiện sóng. Khi mục tiêu vào cự ly và tầm bắn có hiệu quả, Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Tích ra lệnh “phóng”! Một quả tên lửa S75-Dvina xé không gian lao thẳng vào chiếc máy bay trinh sát không người lái tầm thấp loại 147-S. Đạn nổ ở cự ly 10km, chiếc máy bay 147-S rơi ngay xuống xã Tân Tiến, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, tức là ngay phía bờ bên kia sông Hồng đối diện với trận địa của Tiểu đoàn bên này sông. Đây là chiếc máy bay trinh sát không người lái thứ tư của Mỹ bị Tiểu đoàn 56 bắn rơi trong năm 1969.

Ngày 30/8/1969, lẵng hoa của Bác Hồ được chuyển đến Sư đoàn Phòng không Hà Nội. Từ đây, lẵng hoa của Bác được sư đoàn chuyển tặng cho Tiểu đoàn 56 trong niềm xúc động nghẹn ngào của cán bộ, chiến sĩ. Niềm vui lập công theo lời Bác dạy đã lan tỏa khắp đơn vị. Ngay sau đó, lẵng hoa của Bác cũng đã được chuyển tới các tiểu đoàn khác của Trung đoàn 263 để truyền sức mạnh và ý chí quyết tâm chiến đấu lập công đến từng cán bộ, chiến sĩ.

Trong ngày hân hoan đón nhận niềm vinh dự ấy, các cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 263 đâu có biết đây là lẵng hoa cuối cùng của Bác gửi tặng cho bộ đội và nhân dân trước lúc Người đi xa mãi mãi…! Ngày 3/9/1969, từ cơ quan Trung đoàn bộ đến các trận địa tên lửa của các tiểu đoàn, tất cả cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 263 đều đau buồn hướng về Ba Đình lịch sử vĩnh biệt Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Tại Tiểu đoàn 56, mọi người đều đứng lặng trước lẵng hoa của Bác vừa trao tặng, nước mắt rưng rưng. Nhiều người không kìm nén được đã bật khóc nấc lên. Ôi…! Những giây phút cuối cùng trên giường bệnh, lòng Bác vẫn chỉ hướng tới đồng bào, chiến sĩ cả nước. Ai mà ngờ được rằng đây là phần thưởng cuối cùng của Bác, là thể hiện sự quan tâm vô cùng lớn lao của Bác đối với quân và dân cả nước mà đơn vị được vinh dự đón nhận! Hiện nay, lẵng hoa ấy được phục chế đặt trang trọng tại gian trung tâm của Nhà truyền thống Sư đoàn 361 - Bộ đội Phòng không Hà Nội. Đây là địa chỉ đỏ để đơn vị tiếp tục giáo dục truyền thống vẻ vang cho lớp lớp cán bộ chiến sỹ làm nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tổ quốc hôm nay.

A4
Nguyên sỹ quan điều khiển tên lửa Phạm Đức Hùng (trái) và tác giả Nguyễn Hữu Mão song ca bài hát “Hoa Bác về trận địa” trong một buổi gặp gỡ giao lưu văn nghệ.

Có một chuyện không thể nào quên nữa là, ngay trong những ngày xen lẫn vinh dự và đau buồn tháng 9/1969 ấy, sĩ quan điều khiển Phạm Đức Hùng của Tiểu đoàn 56 - người ấn nút phóng quả đạn tên lửa thiêu cháy máy bay Mỹ và cũng là con trai của Trung tướng Phạm Kiệt - đã sáng tác ca khúc “Hoa Bác về trận địa”. Ngay lập tức, bài hát đã nhanh chóng được phổ biến đến khắp các đơn vị trong Trung đoàn như một bài hát truyền thống của đơn vị, được đội văn nghệ của Trung đoàn 263 dàn dựng biểu diễn để tham gia các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ ở Sư đoàn Phòng không Hà Nội và Quân chủng PK-KQ. Đến hôm nay, dẫu đã qua hơn nửa thế kỷ nhưng rất nhiều cán bộ chiến sỹ Trung đoàn 263 thời ấy vẫn còn nhớ giai điệu bài hát với những ca từ thật giản dị nhưng hết sức xúc động, thiết tha: “Hoa Bác về trận địa ta/Đầm ấm tình cha bao la/Hoa Bác về đây thêm sức mạnh cho chúng con đánh thắng quân thù …”./.

Nguyễn Hữu Mão

标签:

责任编辑:World Cup