Nhiều bộ nêu vướng mắc về thực hiện Nghị định 43 về ghi nhãn hàng hóa | |
Sửa Nghị định 43 về nhãn hàng hóa | |
Bộ Tài chính góp ý nhiều nội dung về nhãn hàng hóa,ửanghịđịnhvềnhãnhànghóathêmhàngxuấtkhẩuvàophạmviđiềuchỉkeo bong da hom qua chống gian lận xuất xứ | |
Thuế quan đối với hàng hóa không thể hiện xuất xứ trên bao bì |
Giày mang thương hiệu Topper được doanh nghiệp nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam để xuất khẩu tiếp đi nước thứ 3 nhưng trên sản phẩm lại mang sẵn dòng chữ "Made in Viet Nam". Vụ việc do Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hải Phòng khu vực 1 (Cục Hải quan Hải Phòng) phát hiện, bắt giữ năm 2019. |
Cụ thể, cơ quan soạn thảo sửa đổi, bổ sung Điều 1 quy định phạm vi điều chỉnh của Nghị định (khoản 1 Điều 1 dự thảo) như sau:
Điều 1, phạm vi điều chỉnh “Nghị định này quy định nội dung, cách ghi và quản lý nhà nước về nhãn đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu…”.
Như vậy, so với hiện hành, dự thảo bổ sung thêm phạm vi điều chỉnh của Nghị định gồm cả hàng hóa xuất khẩu.
Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, lý do bổ sung nêu trên do hiện nay không có văn bản quy phạm pháp luật nào điều chỉnh nội dung ghi nhãn hàng hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, cách ghi xuất xứ hàng xuất khẩu dẫn đến thiếu cơ sở pháp lý để thực hiện, kiểm tra, xử lý.
Trong khi thực tế đã xảy ra tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng cơ chế để gian lận về xuất xứ, ghi nhãn không đúng quy định để xuất khẩu hàng hóa vào các thị trường có nguy cơ áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại với Việt Nam, làm ảnh hưởng tới các ngành hàng trong nước.
Do đó việc bổ sung hàng hóa xuất khẩu vào phạm vi điều chỉnh là cần thiết nhằm chống gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp, bảo vệ lợi ích quốc gia.
Tuy nhiên, nội dung quy định cụ thể đối với nhãn hàng hóa xuất khẩu được giới hạn ở phạm vi ghi xuất xứ hàng hóa để phòng chống gian lận thương mại, các nội dung khác ghi theo hợp đồng với tổ chức, cá nhân nhập khẩu.
Ngoài ra, dự thảo cũng sửa đổi, bổ sung quy định những hàng hóa không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định. Theo đó, bổ sung hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định (theo ý kiến của Bộ Tài chính).
Đồng thời, sửa đổi điểm về quy định chung vật liệu xây dựng không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định (theo ý kiến của Bộ Xây dựng).
Về đối tượng điều chính cũng có những sửa đổi, bổ sung. Theo đó đối tượng điều chỉnh (Điều 2) được quy định tại dự thảo như sau: Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; cơ quan nhà nước; tổ chức, cá nhân có liên quan.
Như vậy, dự thảo bổ sung thêm đối tượng điều chỉnh gồm cả “tổ chức, cá nhân xuất khẩu”.
Lý do được cơ quan soạn thảo đưa ra do dự thảo Nghị định bổ sung phạm vi điều chỉnh gồm cả hàng hóa xuất khẩu, do đó để đồng bộ với phạm vi điều chỉnh và bao quát các đối tượng quản lý gồm cả tổ chức, cá nhân xuất khẩu.
Dự thảo quy định những hàng hóa sau đây không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này: a) Bất động sản; b) Hàng hóa tạm nhập tái xuất; hàng hóa tạm nhập để tham gia hội chợ, triển lãm sau đó tái xuất; hàng hóa quá cảnh, hàng hóa chuyển khẩu; hàng hóa trung chuyển; Hàng hóa nhập khẩu gửi kho ngoại quan để xuất khẩu sang nước thứ ba; c) Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh; tài sản di chuyển; d) Hàng hóa bị tịch thu bán đấu giá; đ) Hàng hóa là thực phẩm tươi, sống, thực phẩm chế biến không có bao bì và bán trực tiếp cho người tiêu dùng; e) Hàng hóa là nhiên liệu, nguyên liệu (nông sản, thủy sản, khoáng sản), phế liệu (trong sản xuất, kinh doanh), vật liệu xây dựng không có bao bì và được bán trực tiếp cho người tiêu dùng; g) Hàng hóa là xăng dầu, khí (LPG, CNG, LNG) chất lỏng, không có bao bì thương phẩm đựng trong container, xi tec; h) Hàng hóa đã qua sử dụng; i) Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng; hàng hóa là chất phóng xạ, hàng hóa sử dụng trong trường hợp khẩn cấp nhằm khắc phục thiên tai, dịch bệnh; phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không.” |