Tuy nhiên,úcđẩyxuấtkhẩuvàothịtrườngchâuÁlịch thi đấy c1 theo đánh giá của Bộ Công Thương, dư địa của thị trường này còn lớn nếu các doanh nghiệp (DN) biết tận dụng các lợi thế để khai thác triệt để tiềm năng ở khu vực này, đặc biệt là hai thị trường truyền thống Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tận dụng lợi thế, tranh thủ quan hệ hợp tác
Với khuôn khổ pháp lý thuận lợi, Việt Nam đang ngày càng thu hút được sự quan tâm của các DN Nhật Bản và Hàn Quốc, trong đó có các DN thương mại. Theo Bộ Công Thương, đây là một trong những lợi thế mà chúng ta cần tận dụng để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước này.
Việt Nam cần tranh thủ sự hợp tác của các DN Nhật Bản và Hàn Quốc, vì chính những DN này là những người nắm rõ nhất các quy định và yêu cầu liên quan đối với hàng hóa nhập khẩu và trên cơ sở đó, có thể đưa ra những bước đi phù hợp, đáp ứng được các biện pháp phi thuế quan mà Chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc đưa ra.
Riêng đối với thị trường Hàn Quốc, theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh Việt Nam và Hàn Quốc đang tiến hành đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (VKFTA), chúng ta có cơ hội để trao đổi với phía Hàn Quốc về các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận của hàng hóa Việt Nam, đặc biệt là hàng nông-lâm-thủy sản vào thị trường Hàn Quốc thông qua quá trình đàm phán.
Các mặt hàng thủy sản sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường Hàn Quốc.Ảnh:vccinew
Thông qua đàm phán, ta có thể đề nghị phía Hàn Quốc có sự hợp tác tích cực trong lĩnh vực vệ sinh kiểm dịch và tiêu chuẩn kỹ thuật, hướng tới việc hai bên công nhận các kết quả kiểm tra và giám định chất lượng của các cơ quan chức năng mỗi nước để giảm bớt tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra trong các lô hàng xuất khẩu của Việt Nam, từ đó đẩy nhanh thời gian thông quan và tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
Đồng thời, chúng ta cũng có thể yêu cầu hai bên thống nhất một lộ trình để phía Hàn Quốc đưa dần và đẩy nhanh quy trình đánh giá rủi ro nhập khẩu đối với các loại trái cây và rau quả tươi của Việt Nam, tạo điều kiện gia tăng số lượng các sản phẩm nông sản của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Hàn Quốc.
Hợp tác với cơ quan sở tại
Các biện pháp phi thuế quan của Nhật Bản và Hàn Quốc thuộc phạm vi điều chỉnh của nhiều luật và quy định khác nhau, do nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau quản lý và thực thi.
Kinh nghiệm xử lý một số vụ việc có liên quan đến các biện pháp phi thuế quan của hai nước này đã cho thấy mối quan hệ hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền là rất quan trọng khi cần giải quyết các vướng mắc phát sinh, góp phần tạo điều kiện cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tăng khả năng tiếp cận đối với thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc.
Tuy nhiên, nguyên tắc cơ bản của giải quyết tranh chấp vẫn là dựa trên quy định luật pháp, trong đó cơ sở đầu tiên là các quy định của hệ thống thương mại đa phương và cam kết của hai nước trong các điều ước quốc tế song phương và khu vực, sau đó là luật lệ và quy định của nước sở tại.
Do vậy, một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, mang tính xây dựng với các cơ quan chức năng của nước đối tác dưới hình thức trao đổi thông tin và cùng nhau tìm ra những giải pháp phù hợp với quy định và lợi ích của mỗi bên sẽ tạo thuận lợi hơn cho quá trình giải quyết những vướng mắc phát sinh.
Theo chinhphu.vn
顶: 7踩: 46
【lịch thi đấy c1】Thúc đẩy xuất khẩu vào thị trường châu Á
人参与 | 时间:2025-01-12 23:14:50
相关文章
- Thuyền chở 20 người đi câu mực bị chìm trên biển, 1 người tử vong
- Dàn nghệ sĩ tên tuổi trình diễn tại Miss Universe Vietnam 2019
- Bộ Công thương được yêu cầu làm rõ thêm một số vấn đề về Quy hoạch điện VIII
- Thái Bình: 100% xã, phường, thị trấn thực hiện Sổ tay đảng viên điện tử
- Vì sao nhiều giám đốc doanh nghiệp nước ngoài bị tạm hoãn xuất cảnh?
- UNESCO đánh giá cao sự phát triển thần kỳ của Việt Nam
- Kiều bào tiêu biểu góp phần vào thành công của Đại hội X Mặt trận Tổ quốc
- Hoàng Thùy tiếp tục có mặt tại Philippines với vai trò diễn giả
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ check
- Hoàng Hạnh xinh đẹp hội ngộ với Phương Khánh tại Miss Earth 2019
评论专区