Đội đua thuyền truyền thống nữ đã thi đấu xuất sắc khi đoạt 1 HCV,ềmnăngvtrăntrởtrực tiếp liverpool tối nay 1 HCB, 1 HCĐ tại Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2016. Dù phấn khởi với thành tích đạt được, nhưng nhiều người vẫn mang nặng những nỗi trăn trở đối với sự phát triển của môn đua thuyền truyền thống trong tỉnh hiện nay và ở tương lai. Tập ít nhưng thành tích nhiều Dù khá mệt mỏi trong chuyến trở về từ Phú Quốc (Kiên Giang), nhưng tâm trạng chị Thị Lẹl, vận động viên (VĐV) đội đua thuyền thống nữ vẫn còn chưa hết vui sướng. Vui vì nhờ thi đấu tại giải mà chị và đồng đội mới có cơ hội đến thăm Phú Quốc - nơi được mệnh danh là “thiên đường du lịch”. Nhưng niềm vui lớn nhất của chị Lẹl và nhiều chị em khác là mang về không ít huy chương ở giải đấu tầm cỡ quốc gia vừa rồi. Cụ thể, các chị đã đoạt 3 huy chương ở 3 cự ly thi đấu nội dung thuyền 10 nữ (HCV cự ly 500m, HCB cự ly 1.000m và HCĐ cự ly 200m). Đội đua thuyền truyền thống của Hậu Giang đã đoạt 1 HCV, 1 HCB, 1 HCĐ tại Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2016. Ngoài chị Lẹl, hầu hết VĐV còn lại trong đội là đồng bào dân tộc Khmer ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ. Trong số đó, nhiều chị có cuộc sống khó khăn, nhưng họ vẫn sẵn sàng thu xếp mọi việc gia đình để tham gia giải đấu. Chuẩn bị cho giải vừa rồi, các chị chỉ có gần nửa tháng tập luyện, thời gian ít ỏi nếu so với các đơn vị khác. Nhưng bằng tinh thần vượt khó, các chị đã cho thấy bản lĩnh của mình trên đường đua và mang về cho tỉnh trọn bộ huy chương (vàng, bạc, đồng). Dù là nam giới, nhưng ông Danh Sươl (xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ) được mọi người tin tưởng giao nhiệm vụ làm Đội trưởng Đội đua thuyền truyền thống nữ. Ông Danh Sươl cho biết: “Để có được thành tích như vậy thì cả đội phải nỗ lực rất nhiều. Thời gian tập luyện ngắn, nên các thành viên trong đội phải cố gắng bơi làm sao cho thật nhịp nhàng, rồi lực bơi cũng phải thật mạnh. Đặc biệt là trên đường đua, phải đối mặt với các đội mạnh đến từ tỉnh Bình Thuận, tỉnh Kiên Giang thì áp lực của đội càng lớn hơn. Nhưng đội đã vượt qua tất cả và thành tích đạt được như phần thưởng xứng đáng cho những nỗ lực đó”. Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Đội đua thuyền truyền thống nữ của tỉnh đoạt thành tích ở sân chơi quốc gia. Còn nhớ, tại Giải đua thuyền truyền thống vô địch quốc gia năm 2013, đội đã xuất sắc đoạt 1 HCV, 1 HCB và 1 HCĐ. Tất cả cho thấy Hậu Giang có không ít tiềm năng và thế mạnh ở môn này. Thiếu vững chắc Đoạt thành tích, rồi sao nữa? Câu trả lời là khi xong giải thì các thành viên trong đội lại giải tán vì không có điều kiện để tập luyện tiếp tục. Khi được hỏi về sự phát triển của môn đua thuyền truyền thống thời gian qua, ông Phạm Trung Lưu, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Long Mỹ, HLV môn đua thuyền truyền thống, cho biết: “Môn đua thuyền truyền thống chỉ phát triển dưới dạng phong trào. Huyện Long Mỹ rất dồi dào về nguồn VĐV nhưng do khó khăn về kinh phí nên đội không được đào tạo một cách tập trung. Trước khi dự một giải đua thuyền truyền thống nào đó thì ngành thể thao tỉnh hỗ trợ một ít kinh phí cho đội tập luyện thời gian ngắn để thi đấu…”. Khi được hỏi kinh phí tập luyện ở giải vừa rồi được bao nhiêu, VĐV Thị Lẹl nói trong buồn bã: “Mỗi ngày tập của tụi tui được 40.000 đồng. Số tiền ít ỏi này làm sao đủ để lo cho cuộc sống. Chỉ vì đam mê nên chúng tôi mới cố gắng theo đuổi mà thôi”. Qua tiếp xúc với người trong cuộc, chúng tôi còn được nghe một câu chuyện nghịch lý khác. Chuyện là dù thi đấu nội dung thuyền 10 nữ, nhưng trong gần nửa tháng tập luyện, đội phải tập bằng thuyền 22 người. Khi thi đấu chính thức thì lại sử dụng thuyền 10 người do ban tổ chức bố trí. Nguyên nhân vì tỉnh nhà chỉ có thuyền 22 người chứ không có thuyền 10 người. Vậy vì sao chúng ta không đăng ký thi đấu thuyền 22 người? Ông Lưu cho chúng tôi biết: “Do kinh phí khó khăn, nên chúng ta không thể tập luyện và đi thi đấu với số lượng đông VĐV được”. Qua những câu chuyện trên, có thể thấy khó khăn về kinh phí và cơ sở vật chất đang trở thành những “vật cản” khiến môn đua thuyền truyền thống của tỉnh chưa thể phát huy hết tiềm năng vốn có. Dù nhiệt huyết có thừa, nhưng bản thân HLV, VĐV của môn này không thể tự giải quyết những khó khăn trên mà rất cần sự vào cuộc hỗ trợ của ngành chức năng có liên quan. Bài, ảnh: TRƯỜNG SƠN |