【soi kèo torino vs】Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh: Núi còn trước mặt

[Nhà cái uy tín] 时间:2025-01-12 00:46:32 来源:Empire777 作者:Nhà cái uy tín 点击:77次

cai thien moi truong dau tu kinh doanh nui con truoc mat

Môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi là mục tiêu hàng đầu hiện nay. (Ảnh: L.Bằng)

Vẫn “trên bảo dưới không nghe”

Sau hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 19/NQ-CP về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh,ảithiệnmôitrườngđầutưkinhdoanhNúicòntrướcmặsoi kèo torino vs các bộ ngành, địa phương đã dần có ý thức hơn trong việc tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho người dân, DN. Kết quả là thứ hạng môi trường kinh doanh của nước ta năm 2015 (theo Doing Business) tăng 3 bậc, từ vị trí 93 lên vị trí 90/189 nền kinh tế. So với các nước Đông Nam Á, năm 2015, Việt Nam được ghi nhận nhiều cải cách hơn, nhờ đó môi trường kinh doanh tăng điểm và thứ hạng tốt hơn (cải thiện ở 5/10 lĩnh vực); trong khi 3 nước gồm Malaysia, Philippines và Thái Lan xuống hạng; Singapore vẫn giữ vị trí dẫn đầu thế giới.

Dù vậy, ông Nguyễn Minh Đức, Ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vẫn ví von cải cách môi trường giống như cuộc chiến với cối xay gió khi bộ ngành nào cũng đưa ra các lý do để biện minh cho việc chậm cải cách thủ tục. Ông Nguyễn Minh Đức chia sẻ: Đây đúng là cuộc chiến với cối xay gió, không hẳn vì cối xay gió không thể bị quật ngã mà là do không có mấy ai chịu đứng ra làm Đông Ki Sốt.

“Khi đi họp xây dựng pháp luật về các nghị định điều kiện kinh doanh, tôi vẫn nghe lặp đi lặp lại câu nói: "Quy định như vậy là để bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước". Tôi lại phải tranh luận: "Quản lý nhà nước là công cụ chứ không phải mục tiêu. Mục tiêu của chính sách là những gì tốt cho xã hội, cho DN, cho người dân. Còn quản lý nhà nước chỉ là công cụ để đạt được mục tiêu đó" – ông Nguyễn Minh Đức kể.

Theo đánh giá mới nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình và kết quả thực thi Nghị quyết 19 trong 3 tháng đầu năm 2016 chưa có nhiều thay đổi so với thời điểm tháng 12-2015. Mặt khác, vẫn còn một số lĩnh vực không có sự cải thiện hoặc giảm bậc. Cụ thể, thời gian thực hiện các thủ tục Cấp phép xây dựng kéo dài thêm 52 ngày (từ 114 ngày lên 166 ngày); Đăng ký sở hữu tài sản thêm 1 thủ tục (từ 4 thủ tục lên 5 thủ tục), điểm số về chất lượng thủ tục hành chính đất đai ở mức trung bình dưới; và Chỉ số Giải quyết tranh chấp hợp đồng không có sự thay đổi về điểm số và thứ hạng.

Một tồn tại nữa cũng được Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập đến đó là Nghị quyết yêu cầu các bộ, cơ quan và địa phương rà soát các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh trái luật. Nhưng chỉ có Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai.

Thậm chí, nhiều bộ vẫn đang tiếp tục soạn thảo, ban hành các Thông tư có nội dung trái thẩm quyền quy định về điều kiện kinh doanh. Ví dụ Bộ Xây dựng ban hành Thông tư về đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ quản lý vận hành nhà chung cư; Thông tư quy định việc cấp chứng chỉ hành nghề môi giới bất động sản; Bộ Y tế ban hành Thông tư về giấy phép nhập khẩu thiết bị y tế...

“Bộ nào Thủ tướng đến làm việc thì nhanh cải thiện”

Đề cập đến việc cải thiện môi trường đầu tư tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 26-3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh không khỏi lo ngại tình trạng “trên bảo dưới không nghe” kể trên, nghị quyết Chính phủ yêu cầu một đằng, bên dưới thực hiện lại làm một nẻo.

Vì thế, Bộ trưởng Bùi Quang Vinh kiến nghị Chính phủ yêu cầu các bộ “chấm dứt ngay việc ban hành các quy định về điều kiện kinh doanh trái thẩm quyền; rà soát và sửa đổi các quy định không phù hợp”.

Trả lời báo chí, TS Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách thừa nhận tình trạng “trên bảo dưới không nghe” diễn ra phổ biến ở Việt Nam, nhưng khó xử lý trách nhiệm với cơ chế hiện nay. Theo ông Thành, ngay các giấy phép con đã bị bãi bỏ nhưng nhiều cơ quan vẫn cố giữ “vì nó liên quan đến lợi ích cục bộ”, hậu quả là DN lãnh đủ. Theo TS Thành, Chính phủ nên có đánh giá và xem xét trách nhiệm cụ thể, thậm chí có thể đưa vấn đề này ra để làm tài liệu cho Quốc hội đánh giá.

Một chuyên gia “chắp bút” cho các nghị quyết 19 thừa nhận rằng, khó có thể đưa các chế tài xử lý với các bộ, ban ngành, địa phương chậm cải cách môi trường đầu tư kinh doanh vào Nghị quyết. Bởi vì khuôn khổ của một Nghị quyết không được đưa ra những chế tài xử lý.

Tất nhiên, không phải lúc nào báo cáo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đưa ra cũng nhận được sự nhất trí. Trong phiên họp Chính phủ vừa qua, ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng tỏ ra không hài lòng khi bị Bộ Kế hoạch và Đầu tư “chê” là phức tạp hóa các thủ tục cấp phép xây dựng. Theo ông Trịnh Đình Dũng, việc cộng số học thời gian làm các thủ tục như thẩm định thiết kế kĩ thuật, phòng cháy chữa cháy, đánh giá tác động môi trường lại với nhau rồi nhận định thời gian cấp phép kéo dài ra là “không chính xác” và đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem lại.

Phát biểu tại cuộc họp này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ công khai minh bạch về quy trình thủ tục, làm sao cho đơn giản mà chặt chẽ. “Chúng ta vừa bảo đảm an toàn trong xây dựng, vừa phải cải cách. Cho nên thủ tục nào cải cách được phải nghiêm túc cải cách, đừng để cái gì DN cũng xếp hàng lên cơ quan cấp phép xây dựng là không được” – Thủ tướng yêu cầu.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhận xét một số bộ rất tích cực thực hiện nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường đầu tư và có chuyển biến. Nhưng Phó Thủ tướng cũng thẳng thắn đánh giá “nhiều bộ chưa chú ý lắm”. “Thủ tướng có đề nghị tôi nêu tên từng bộ, nhưng khổ là vì đa số đều làm chưa tốt. Những bộ mà Thủ tướng đến làm việc là có chuyển động, những bộ Thủ tướng chưa đến thì tiến hành chậm” – Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam bộc bạch.

Hiện nay, dự thảo Nghị quyết 19 năm 2016 đang được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương với nhiều điểm mới và nhiều tham vọng.

Với năm 2016, dự thảo Nghị quyết đặt mục tiêu củng cố, duy trì các kết quả đạt được trong Khởi sự kinh doanh, Tiếp cận điện năng, Bảo vệ nhà đầu tư thiểu số, Nộp thuế và bảo hiểm xã hội. Dự thảo Nghị quyết đặt mục tiêu đạt trung bình của nhóm nước ASEAN 4 về cải cách hành chính thuế trên 3 nhóm chỉ tiêu: Kiểm tra trước hoàn thuế; quản lý rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế; thời gian và kết quả xử lý khiếu nại về thuế; Rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa qua biên giới tối thiểu ngang bằng với các nước ASEAN 4, tối đa 10 ngày đối với hàng hóa xuất khẩu, 12 ngày đối với hàng hóa nhập khẩu.

Ngoài ra, dự thảo cũng lấy các phương pháp đánh giá, xếp hạng của Diễn đàn Kinh tế thế giới để đặt ra các mục tiêu phấn đấu. Theo đó, phấn đấu đến hết năm 2017 đạt mức trung bình của nhóm nước ASEAN 4 trên một số chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh, thuộc nhóm chỉ số nâng cao hiệu quả (theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới).

Cụ thể là: Phấn đấu chỉ số hiệu lực chính sách cạnh tranh thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; Hạn chế rào cản phi thuế quan thuộc nhóm 40 nước đứng đầu; Nâng cao hiệu quả thị trường lao động, trong đó, đảm bảo mức lương linh hoạt thuộc nhóm 60 nước đứng đầu; năng suất, khả năng giữ chân và thu hút nhân tài thuộc nhóm 40 nước đứng đầu.

Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả thị trường tài chính, trong đó, mức độ sẵn có và đầy đủ về dịch vụ tài chính thuộc nhóm 50 nước đứng đầu; huy động vốn qua thị trường chứng khoán và tiếp cận tín dụng thuộc nhóm 30 nước đứng đầu.

Đến năm 2020, dự thảo đặt ra mục tiêu phấn đấu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của nước ta đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN 3 (gồm Singapore, Malaysia và Thái Lan) trên một số chỉ tiêu thông lệ quốc tế.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
精彩推荐
热门点击
友情链接